- Tiểu học Trung học cơ sở
6. Cụm công nghiệp Nhơn Nghĩa (chế biến nông sản, thực phẩm)
3.9.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp, đào tạo nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp cho cán bộ quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất công nghiệp có nhu cầu đào tạo cho chủ doanh nghiệp/cơ sở hoặc cán bộ quản lý của doanh nghiệp/cơ sở theo quy định tại Thông tư Liên tịch số
05/2011/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 31/3/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Thông tư Liên tịch 125/2009/TTLT-BTC-BCT ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính, Bộ Công thương.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với sản xuất công nghiệp theo danh mục sản phẩm thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên phát triển theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất công nghiệp theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 125/2009/TTLT- BTC-BCT ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương, về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với chương trình khuyến công.
Tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới. Trong đó, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của tỉnh và khu vực phía Nam, đặc biệt là nguồn nhân lực cho các lĩnh vực, ngành kinh tế mũi nhọn như tỉnh đã xác định. Mở rộng quy mô, phương thức đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo công nhân tay nghề cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong giáo dục, đăc biệt quan tâm giáo dục dạy nghề. Trước nhất là nâng cao trình độ tay nghề, đổi mới trang thiết bị dạy nghề (không thể dạy nghề bây giờ bằng phương tiện của những năm 1960, 1970) và phải có chế độ chính sách cho cả người dạy lẫn người học. Đặc biệt là phải dự kiến được “cầu” lao động lành nghề trong tương lai để chuẩn bị quy mô đào tạo nhằm đáp ứng “cung” từ bây giờ trong từng khu vực kinh tế.
Xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực khoa học có trình độ cao. Nhận thức được vai trò quan trọng của hợp tác quốc tế, đẩy nhanh hội nhập trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở so sánh những mặt mạnh, mặt yếu về tiềm lực khoa học của tỉnh với các đối tác nước ngoài để đề ra các chương trình hợp tác về đào tạo. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có chuyên môn và trình độ quản lý phục vụ cho các doanh nghiệp. Khẩn trương đào tạo đội ngũ giảng viên cho các trường dạy nghề. Trước mắt, chú trọng đào tạo ngắn hạn với tạo nguồn phát triển lâu dài, cân đối phát triển Giáo dục-Đào tạo với tăng cường dạy nghề.
Tập trung tuyên truyền, định hướng tốt học sinh thi vào các trường nghề trên địa bàn tỉnh để có thể tích lũy kiến thức nghề cần thiết trước khi vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo cụ thể theo yêu cầu của doanh nghiệp, cử cán bộ có chuyên môn tốt tham gia đào tạo, đi
đôi thực hành. Tùy theo trình độ của người lao động và nhu cầu về lao động của doanh nghiệp mà triển khai nhiều hình thức đào tạo phù hợp. Thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, nghĩa là không dạy theo kiểu tổng quát chung chung mà phải đi sâu vào từng khía cạnh, từng lĩnh vực cụ thể để tránh tình trạng đào tạo xa rời thực tế.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách đãi ngộ đặc biệt để phát triển đội ngũ giảng viên nhằm khuyến khích họ tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục đào tạo nhân tài. Áp dụng các chính sách cải thiện đời sống và điều kiện làm việc của giảng viên như: chế độ tiền lương, tiền thưởng, tăng kinh phí cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng, kiểm nghiệm lý thuyết, áp dụng chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với nhà khoa học.
Đổi mới nội dung, phát triển các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư trong việc tổ chức tập huấn, huấn luyện, chuyển giao tiến bộ khoa học-công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân và hộ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo các hộ nông dân thực hiện chuyển đổi và nông dân các xã xây dựng nông thôn mới được tập huấn đầy đủ các quy trình sản xuất và thủ tục vay vốn để đầu tư sản xuất có hiệu quả.
Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực, hiệu quả hoạt động của mạng lưới cộng tác viên cơ sở, đảm bảo nắm vững và thông tin kịp thời tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ với địa phương trong các hoạt động, kế hoạch triển khai các chương trình mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng: tiếp thị, phân phối, nghiên cứu thị trường, quản lý chi tiêu, quản lý nguồn nhân lực cho các hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tổ chức nghiên cứu, tham gia các hoạt động khảo sát thị trường và tìm đối tác tiêu thụ nông sản ở thị trường nước ngoài thông qua việc tham gia các đoàn xúc tiến thương mại của thành phố, của ngành tại các hội chợ quốc tế và tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.
Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin nông nghiệp để cung cấp các thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra, các thông tin về sản phẩm nông nghiệp, doanh nghiệp, các thông tin dự báo cho các nông hộ, các nhà sản xuất kinh doanh, các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu và các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nâng cấp và duy trì hoạt động trang website thông tin nông nghiệp bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Xây dựng và triển khai đề án tăng cường năng lực, chất lượng và hiệu quả các hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho nông dân, hộ sản xuất nông nghiệp. Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, kỹ năng thực hành cho lao động nông nghiệp. Đầu tư, đổi mới các hoạt động dịch vụ nông nghiệp, tư vấn hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân, kết hợp với các chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển các dự án nhỏ giải quyết việc làm (dự án phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, cá cảnh, cá sấu,…).
Phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang ngành nghề phi nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu các khu chế xuất, khu công nghiệp và xuất khẩu lao động. Thí điểm thực hiện bảo hiểm nông nghiệp, bảo đảm mức sống tối thiểu cho dân cư nông thôn. Rà soát để đề xuất miễn giảm các khoản đóng góp bắt buộc đối với nông dân.
Các sở, ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện chủ động rà soát, phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, trong đó chú trọng phát triển các cơ sở dạy nghề đào tạo cho lao động nông thôn (cơ sở dạy nghề công lập, tư thục, cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nông lâm trường, vùng chuyên canh, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ sở dạy nghề tiểu thủ công mỹ nghệ) theo nghề và cấp trình độ đào tạo đến năm 2020:
- Củng cố mở rộng phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục đến tất cả các xã, phường, thị trấn trên cơ sở hợp lý hóa quy mô tổ chức trường lớp và phân bố hợp lý trên địa bàn, trọng tâm thu hút trẻ 5 tuổi và đối tượng phổ cập đúng độ tuổi các cấp học phổ thông.
- Hoàn thiện mạng lưới trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn. Củng cố nâng cao năng lực hoạt động các trung tâm giáo dục thường xuyên, thành lập các trường chuyên nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.
- Phấn đấu năm 2015, 100% xã, phường có trường mầm non, mẫu giáo. Giai đoạn 2011-2015 đầu tư xây dựng 596 phòng học, 168 phòng chức năng nhóm 1 và 137 phòng chức năng nhóm 2 để thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
- Đầu tư xây dựng mới 3 trường Trung học phổ thông (tại các xã Vĩnh Thuận Tây, Búng Tàu, Vĩnh Tường) từ phân hiệu các trường Trung học phổ thông để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân.
- Xây dựng mới 3 trường Trung học cơ sở để tách cấp II và cấp III (trường THPT Tầm Vu 3, THPT Cây Dương, THPT Hòa An).
- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh trường THPT chuyên Vị Thanh theo đề án đã được phê duyệt.
- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh trường dạy trẻ khuyết tật giai đoạn từ năm 2012-2015.
- Đến năm 2020 đảm bảo 100% số trường đạt chuẩn Quốc gia (năm 2015 đạt 50%) các cấp học, ngành học.
- Xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, xây dựng Trung tâm bảo trợ và cung cấp dịch vụ công tác xã hội tỉnh Hậu Giang và Trung tâm dịch vụ công tác xã hội thị xã Ngã Bảy, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45-50%.
- Đầu tư trang thiết bị các ngành học, cấp học để tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Xây dựng Trường Công nhân kỹ thuật, Trường Đại học khoa học kỹ thuật phục vụ thiết thực cho tỉnh, trong đó tập trung vào các ngành nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp, dịch vụ du lịch, kinh tế và ngoại ngữ.
- Đầu tư xây dựng Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Vị Thanh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm còn lại và các điều kiện đảm bảo hoạt động cho các trung tâm học tập cộng đồng.
- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật, thành lập và đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Ngã Bảy.
- Tiếp tục triển khai các hạng mục giai đoạn 1 và giai đoạn 2 Trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang để đề nghị nâng thành Trường Đại học.
- Triển khai hoàn chỉnh ký túc xá sinh viên Hậu Giang tại Trường Đại học Cần Thơ, phấn đấu đạt 80% sinh viên chính quy (trong đó: 100% sinh viên diện chính sách và vùng dân tộc) được ở ký túc xá.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho mọi người hiểu được tầm quan trọng của công tác giáo dục, thay đổi cách nghĩ, cách làm và tích cực tham gia vào phát triển giáo dục nhất là góp phần xây dựng cơ sở vật chất bằng vận động xã hội hóa giáo dục.
- Từng địa phương xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020 trình Sở Giáo dục và Đào tạo và các cấp thẩm quyền phê duyệt trong đó quan tâm nhu cầu sử dụng và bổ sung đất để xây dựng trường, sở.
- Hàng năm có đề xuất nhu cầu và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để đảm bảo lộ trình thực hiện theo đúng kế hoạch.
- Quá trình thực hiện có lồng ghép các chương trình, dự án từ các nguồn vốn khác nhau.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đủ sức đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống,
nhất là việc đầu tư trang thiết bị và hiện đại hóa phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định theo quyết định 317/QĐ-TTg ngày 15/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục mở rộng đầu tư, tăng cường tiềm lực cho các tổ chức khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh nhằm gắn kết chặt chẽ nhu cầu thực tiễn- nghiên cứu-sản xuất, phát triển thị trường khoa học công nghệ của tỉnh.