Chính sách huy động vốn đầu tư * Dự báo quy mô và cơ cấu vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 155 - 160)

- Tiểu học Trung học cơ sở

6. Cụm công nghiệp Nhơn Nghĩa (chế biến nông sản, thực phẩm)

3.9.10 Chính sách huy động vốn đầu tư * Dự báo quy mô và cơ cấu vốn đầu tư

* Dự báo quy mô và cơ cấu vốn đầu tư

Tổng mức đầu tư toàn xã hội của Hậu Giang dự báo tiếp tục tăng, nhưng tăng chậm hơn thời kỳ 2006-2010, chủ yếu do đầu tư công tăng bình quân 7-10%/năm, thấp hơn nhiều so với trước đây, bù vào đó là tăng mạnh nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước của các thành phần kinh tế.

* Nguồn: Kế hoạch 5 năm 2011-2015, tính toán TTNCMN, Bộ KH&ĐT.

* Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

Để huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025 theo hướng đồng bộ và hiện đại, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp năng động và hiệu quả, chủ yếu sau đây:

Các giải pháp chung

Quan tâm công tác xúc tiến đầu tư nhằm huy động nhiều kênh vốn, có nhiều cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư trong, ngoài tỉnh, chú ý phát triển một số loại hình dịch vụ hỗ trợ đầu tư.

Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách, tạo môi trường thông thoáng, ưu đãi đặc biệt để các doanh nghiệp tự bổ sung vốn, thu hút vốn đầu tư trong dân cư. Coi trọng thu hút cả nội lực và ngoại lực, sử dụng tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển nhằm đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là nguồn vốn từ đất đai, từ các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, từ các nguồn vốn đầu tư khác trên thị trường vốn. Xác định các công trình, các địa bàn ưu tiên và quy mô ưu tiên để kêu gọi vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào phát triển sản xuất kinh doanh tại Hậu Giang.

Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích theo dự án thông qua đấu thầu, giảm tình trạng lãng phí, thất thoát vốn nhất là trong khâu thi công xây dựng. Lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Sử dụng quỹ đất hợp lý để tạo vốn xây dựng các công trình hạ tầng đô thị.

Nâng cao chất lượng và đổi mới các hoạt động tài chính ngân hàng trong tỉnh. Tạo các cơ chế phù hợp để mở rộng hình thức tự bổ sung vốn của các

Phân theo nguồn vốn 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng

Ngân sách địa phương 3.500 4.000 4.600 5.300 6.100 23.500

TW đầu tư trên địa bàn 1.000 1.300 1.700 2.000 2.400 8.400 Dân cư và doanh nghiệp 15.000 17.000 20.000 24.000 28.000 104.000 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 3.700 4.100 4.500 5.000 5.500 22.800

ODA, NGO và vốn vay 200 220 250 280 350 1.300

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 23.400 26.620 31.050 36.580 42.350 160.000

Đầu tư theo khu vực

Khu vực I ( 25%) 5.850 6.655 7.763 9.145 10.588 40.000

Khu vực II (38%) 8.892 10.116 11.799 13.900 16.093 60.800

doanh nghiệp và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đơn giản hóa các thủ tục cấp phát nhằm cải thiện môi trường vốn đầu tư.

Thực hiện chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm” trong việc xây dựng và kiên cố hóa hệ thống giao thông nông thôn và thủy lợi. Hình thành các quỹ đầu tư của tỉnh theo quy định hiện hành của pháp luật, hỗ trợ thích hợp từ ngân sách nhà nước, vốn vay Ngân hàng phát triển Việt Nam để đầu tư xây dựng hoàn thành các công trình giao thông nông thôn, ưu tiên các công trình, dự án trọng điểm gắn với phát động chiến dịch giao thông-thuỷ lợi.

Huy động tốt nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Áp dụng rộng rãi các hình thức đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng theo các phương thức BOT, BT, đầu tư kết hợp công-tư (PPP).

Tranh thủ thu hút các nguồn hỗ trợ của Trung Ương, vốn vay, vốn tài trợ nước ngoài (ODA) để đầu tư xây dựng mới và cải tạo hoàn chỉnh mạng lưới điện, xây dựng các khu xử lý rác thải, hệ thống cấp, thoát nước ở các đô thị trung tâm và cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn. Xây dựng các dự án cụ thể để tranh thủ các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế như chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình nước sạch nông thôn, vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục, nâng cao năng lực cộng đồng,… Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư vào phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hậu Giang.

Các giải pháp trước mắt tập trung khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, từ nguồn vốn đầu tư công đã tồn tại từ nhiều năm nay, cụ thể là:

Thực hiện đầy đủ và nhất quán nội dung Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách và vốn trái phiếu chính phủ. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến các biện pháp quản lý liên quan đến phê duyệt dự án và bố trí vốn đầu tư, đảm bảo vốn đầu tư phải được bố trí tập trung để hoàn thành dự án trong thời gian sớm nhất. Qua đó, giảm thất thoát lãng phí và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện đúng theo mức vốn kế hoạch được giao, không làm đọng nợ xây dựng cơ bản. Mọi trường hợp bổ sung vốn, điều chuyển vốn trong nội bộ ngành, lĩnh vực phải được cơ quan có thẩm quyền giao vốn chấp thuận.

Rà soát, lựa chọn và sắp xếp lại dự án đã có trong danh mục sử dụng trái phiếu chính phủ trong giai đoạn 2011-2015 theo các nguyên tắc: tập trung vốn

cho các dự án đã hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2015, còn lại các dự án không bố trí được vốn thì chuyển sang thực hiện đầu tư theo hình thức khác, hoặc huy động vốn đầu tư hợp pháp từ các nguồn khác để thực hiện hoặc tạm thời đình hoãn, chuyển sang giai đoạn sau năm 2015.

Các giải pháp trung và dài hạn đối với đầu tư nhà nước, bao gồm:

Nghiên cứu, đưa toàn bộ vốn đầu tư nhà nước, gồm cả vốn trái phiếu chính phủ và vốn đầu tư nhà nước ngoài ngân sách khác vào khuôn khổ chi tiêu và khuôn khổ đầu tư trung hạn, đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước phản ánh đầy đủ và chính xác các khoản thu chi, tăng cường kỷ luật, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý chi ngân sách, kiểm soát chặt chẽ nợ công.

Xác định danh mục ngành, lĩnh vực ưu tiên đầu tư, bao gồm xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, đầu tư phát triển dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao năng lực quản lý và hiện đại hóa quản lý nhà nước. Không tiếp tục phân bố vốn đầu tư mới vào các ngành mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng đầu tư kinh doanh như dịch vụ thương mại, khách sạn, nhà hàng, kinh doanh bất động sản và một số ngành, lĩnh vực khác. Xây dựng kế hoạch đầu tư đến năm 2015 để phân bố, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, thay cho kiểu phân bố, quản lý vốn đầu tư hàng năm như hiện nay.

Thiết lập và vận hành quy trình hợp lý, chặt chẽ và có hiệu quả về xác định, thẩm định, lựa chọn và thực hiện dự án đầu tư nhà nước. Chỉ có những dự án đáp ứng tiêu chí về hiệu quả kinh tế-xã hội mới được lựa chọn. Trong khi nguồn vốn hạn hẹp, phải tập trung vốn đầu tư thực hiện các dự án quan trọng nhất, có hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất trong số các dự án đã chọn theo quy trình, khắc phục đầu tư dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ và kém hiệu quả.

Các cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực và chương trình đã được phê duyệt. Chỉ được quyết định đầu tư khi dự án đã được lựa chọn theo đúng quy trình và thứ tự ưu tiên, đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối, bố trí đủ vốn hoàn thành dự án đầu tư ở từng cấp ngân sách. Xác định được nguồn vốn và bố trí cân đối đủ vốn là nội dung không thể thiếu trong hồ sơ dự án trình cấp có thẩm quyết quyết định.

Thực hiện công khai hóa, minh bạch hóa thông tin về đầu tư. Đồng thời, tăng cường thẩm quyền và năng lực của hệ thống giám sát đối với đầu tư công, khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động giám sát của cộng đồng đối với

các dự án đầu tư công, xác lập cụ thể quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong vai trò giám sát đối với đầu tư công.

Triệt để khai thác các nguồn lực, các ưu thế về tài nguyên thiên nhiên của đất nước tham gia vào quá trình đầu tư. Đánh giá và lựa chọn đúng thời điểm khai thác ở mỗi ngành, mỗi địa phương để tận dụng tối đa các nguồn lực có hạn và ngày càng trở nên khan hiếm đồng thời có phương án tái tạo lại các nguồn lực phục vụ cho quá trình đầu tư ở những thời kỳ tiếp theo của doanh nghiệp. Tranh thủ mối quan hệ kinh tế quốc tế và khu vực để thúc đẩy đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu. Tranh thủ khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, lợi dụng vốn của các nước phát triển, đang phát triển phục vụ cho chiến lược đầu tư của đất nước.

Các giải pháp chiến lược đầu tư phải giải quyết hài hòa mối quan hệ đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu để bắt kịp với trình độ khoa học công nghệ trên thế giới, chú ý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu cho các doanh nghiệp. Hoàn thiện các tổ chức quản lý nhà nước về đầu tư. Hoàn thiện quản lý thực hiện dự án đầu tư.

Tổ chức quản lý sau dự án đầu tư, hoàn thiện quản lý chất lượng xây dựng cơ bản trong quá trình đầu tư, hoàn thiện cơ chế quản lý dự án đầu tư trong doanh nghiệp, quản lý nhà nước đối với sự triển khai và hoạt động của dự án đầu tư. Nhà nước cần quản lý chặt chẽ, theo dõi hoạt động của mỗi dự án để định hướng và có biện pháp chi phối thông qua các công cụ vĩ mô: thông tin giá cả trong ngoài, các chỉ tiêu kế hoạch,… Từ đó, xây dựng chính sách đầu tư phù hợp nhằm bảo đảm phân phối và sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả Nhà nước cần ban hành quy định về thẩm định dự án ở các cấp, cần phải quy định chi tiết, chặt chẽ các nội dung và các bước thẩm định lần đầu, thẩm định bổ sung, mọi dự án đầu tư phải được qua thẩm định Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu, ngoài cái chung cần thông qua một số chỉ tiêu: lao động có việc làm do thực hiện dự án, việc làm do dự án tạo ra, việc làm do dự án liên đới mang lại (bởi vì trong khi tạo ra một số lao động cho dự án mới cũng làm cho một số lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ khác bị mất việc do các cơ sở này không cạnh tranh được với sản phẩm của dự án mới, phải thu hẹp sản xuất), chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh quốc tế (cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án tạo ra trên thị trường quốc tế).

Hoàn thiện cơ chế quản lý giá xây dựng cơ bản trong hoạt động đầu tư: hoàn thiện nội dung, phương pháp xác định các khoản mục chi phí trong giá dự toán cho phù hợp với những thay đổi về trình độ tổ chức, quản lý xây dựng cơ bản cũng như các chế độ chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Luôn có biện pháp điều chỉnh kịp thời, đúng đắn các chi phí trong dự toán cho phù hợp với sự biến động giá cả trên thị trường. Củng cố và phát triển thị trường đầu tư chiều sâu và đầu tư chiều rộng. Đối với thị trường lao động: thông qua chế độ chính sách tiền lương và phân phối thu nhập để điều hòa lao động phù hợp với cơ cấu ngành và vùng lãnh thổ. Đồng thời thu hút nguồn lao động có kỹ thuật cao vào các dự án đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 155 - 160)