Đẩy mạnh phát triển các thị trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 124 - 135)

- Tiểu học Trung học cơ sở

6. Cụm công nghiệp Nhơn Nghĩa (chế biến nông sản, thực phẩm)

3.9.6 Đẩy mạnh phát triển các thị trường

Đẩy mạnh phát triển các thị trường lao động, công nghệ, vốn, đất đai, … phục vụ hiệu quả cho phát triển sản xuất; rà soát, xóa bỏ các rào cản đối với việc nâng cao hiệu quả thị trường, tăng cường tính công khai, minh bạch và tiết giảm chi phí tham gia thị trường.

* Về thị trường lao động

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) “Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”. Khái niệm này nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việc làm được trả công.

Thị trường lao động, đó là một cơ chế hoạt động tương hỗ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong một không gian kinh tế xác định, thể hiện những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa họ với nhau. Hay nói chi tiết hơn, thị trường lao động là tập hợp những quan hệ kinh tế, pháp lý, xuất hiện giữa người sở hữu sức lao động (người lao động) và người sử dụng nó (người thuê lao động) về vấn đề chỗ làm việc cụ thể, nơi và hàng hóa và dịch vụ sẽ được làm. Thị trường lao động được coi như một đầu tàu để kéo theo sự chuyển động của các thị trường khác. Thị trường lao động có vai trò quan trong việc đảm bảo việc làm cho dân số tích cực kinh tế, kết nối họ vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ nhận được những thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thân mình, cũng như nuôi sống gia đình mình. Thông qua thị trường lao động các công ty, xí nghiệp được trang bị đồng bộ sức lao động cần thiết theo khối lượng đặt ra và chất lượng đòi hỏi. Cạnh tranh giữa những người lao động sẽ thúc đẩy mở rộng vùng thợ chuyên nghiệp làm thuê, nâng cao chuyên môn và khả năng tổng hợp của họ.

Giải pháp phát triển thị trường lao động là tăng tổng cầu về lao động, năng cao chất lượng cung lao động. Theo đề án phát triển đào tạo cung về lao động thì bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 17.000 lao động nông thôn và đào tạo bồi dưỡng khoảng 1.000 lượt cán bộ, công chức cấp xã.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế-xã hội theo chức danh, vị trí làm việc cho 4.500 cán bộ công chức (CBCC) xã năm 2015 và giai đoạn 2015-2020 là 6.000 CBCC nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 là 176.000 người. Giai đoạn 2011-2015 là 5 năm x 17.000 người/năm = 85.000 người, bao gồm 30% đào tạo nghề nông nghiệp, 63% phi nông nghiệp, 7% bồi dưỡng chuyển đổi. Tỷ lệ có việc làm sau đào tạo nghề bình quân là 85%, trong đó tập trung thực hiện đào tạo và giải quyết việc làm (hợp đồng đào tạo), sơ cấp nghề (6 tháng đến 9 tháng), tỷ lệ có việc làm ổn định tại doanh nghiệp là 100%. Giai đoạn 2016-2020 là 5 năm x 17.000 người/năm = 85.000 người. Trong đó, 23% đào tạo chuyên nông nghiệp, 68% đào tạo phi nông nghiệp, 9% đào tạo bồi dưỡng nâng cao, chuyển đổi nghề. Tỷ lệ có việc làm sau đào tạo nghề bình quân là 90%, trong đó tập trung thực hiện đào tạo và giải quyết việc làm (hợp đồng đào tạo), sơ cấp nghề (6 tháng đến 9 tháng), tỷ lệ có việc làm ổn định tại doanh nghiệp là 100%.

Tập trung thực hiện cho người lao động vay vốn với lãi suất ưu đãi để học nghề (từ trung cấp đến đại học), minh bạch các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông trong đăng ký, thành lập doanh nghiệp. Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo cầu lao động, nhất là những ngành, lĩnh vực mà Hậu Giang có ưu thế và có khả năng thu hút nhiều lao động. Phấn đấu đến năm 2020 đạt mức 70% lao động qua đào tạo, trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề là 55%,... tạo việc làm cho thanh niên thông qua phát triển kinh tế địa phương cần có sự tham gia tích cực của các bên liên quan. Cần có sự kết nối giữa cung-cầu của thị trường lao động (doanh nghiệp thiếu lao động có tay nghề cao và địa phương thì muốn tạo việc làm cho lao động). Chính vì vậy các ban ngành chức năng cần bàn bạc để có cái nhìn toàn diện, từ đó thúc đẩy thị trường lao động tỉnh. Để đạt được mục tiêu thì cần có sự đối thoại thường xuyên giữa chính quyền, ban ngành, chủ doanh nghiệp, đại diện cho người lao động,… để tháo gỡ những vướng mắc, tìm ra giải pháp tốt. Góp phần làm hài

hòa mối quan hệ giữa chủ sở hữu lao động và người lao động, giảm thiểu xung đột cũng như rủi ro đối với doanh nghiệp.

Thực hiện việc kết nối cung-cầu lao động giữa trung tâm giới thiệu việc làm của Hậu Giang với các trung tâm giới thiệu việc làm trên toàn quốc cần kết nối thành mạng lưới bằng việc trao đổi thông tin qua mạng internet, trong đó Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) sẽ là đầu mối, làm tốt công tác dự báo nhu cầu lao động của doanh nghiệp và từng địa phương.

Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp. Các chức danh trong Ban Quản trị, Ban Chủ nhiệm, Ban Kiểm soát, kế toán trưởng, cán bộ, xã viên làm việc chuyên môn, nghiệp vụ của HTXNN đáp ứng điều kiện của cơ sở chiêu sinh do HTXNN cử đi học được hỗ trợ theo quy định tại Mục III, thông tư số 66/2006/TT-BTC ngày 17/7/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của HTX.

Đầu tư xây dựng trung tâm giới thiệu việc làm mang tính cấp vùng. Trung tâm mới sẽ đáp ứng được cơ bản nhu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng và người lao động tìm việc làm, người lao động đến giải quyết các thủ tục bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn, dạy nghề,… Hoàn thiện cơ chế hoạt động của trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh để đưa vào khai thác đạt hiệu quả cao nhất với vai trò là trung tâm giới thiệu việc làm cấp vùng tại khu vực Tây Nam Bộ.

* Về thị trường lao động xuất khẩu

Xuất khẩu lao động là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia, mọi địa phương trong quá trình thị trường lao động mang tính toàn cầu. Để đáp ứng thị trường này, tỉnh cần có các giải pháp sau:

Nâng cao chất lượng lao động, chìa khóa thành công của ổn định và mở rộng thị phần bao gồm: tuyển chọn lao động kỹ lưỡng: kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, dễ dãi hoặc thiếu cẩn trọng trong lựa chọn đầu vào thì không thể có được một đội ngũ lao động có chất lượng tốt để đáp ứng yêu cầu của đối tác và thường dẫn đến nhiều hậu quả xấu, gây tổn thất cả về kinh tế và thương hiệu của doanh nghiệp. Tuyển chọn kỹ lưỡng ở đây bao gồm cả tiêu chí tuyển chọn và cách làm.

Về tiêu chí tuyển chọn: những doanh nghiệp có chất lượng lao động tốt và thành công trong chiếm lĩnh thị trường này thường phấn đấu nâng dần tiêu chí đầu vào. Kinh nghiệm của một số công ty cho thấy, mặc dù đối tác không yêu cầu tất cả thực tập sinh phải tốt nghiệp PTTH, nhưng công ty đang

cố gắng tuyển đầu vào tốt nghiệp PTTH, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Mở rộng tuyển kỹ sư để đáp ứng yêu cầu đảm nhiệm công việc kỹ thuật cao của phía đối tác.

Về cách làm trong tuyển chọn: Các doanh nghiệp đều phải có một quy trình tuyển chọn chặt chẽ và kiểm soát được. Quá trình tuyển chọn cũng không chỉ dừng ở thời điểm khi mà người lao động đã được đối tác đồng ý tuyển lựa, mà còn phải tiếp tục theo dõi, sàng lọc trong thời gian đào tạo, giáo dục định hướng cho đến khi xuất cảnh. Theo dõi sát sao, kiên quyết loại bỏ những người lao động phát hiện thấy có những vi phạm hoặc có vấn đề dẫn đến không đảm bảo hoàn thành hợp đồng tu nghiệp. Khi tuyển chọn, không những xem xét trên hồ sơ và trực tiếp phỏng vấn, kiểm tra người lao động, mà còn phân công cán bộ thâm nhập xác minh về thân nhân, tư chất người lao động qua địa phương và gia đình họ. Công ty đã phân công cán bộ và nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp theo sát quá trình sinh hoạt, học tập ở ký túc xá. Nhờ vậy đã sàng lọc được những người lao động. Tăng thời lượng và chất lượng đào tạo cho người lao động trước khi xuất cảnh.

Về thời lượng: ở các doanh nghiệp có chất lượng đầu ra tốt thường phải đào tạo ít nhất 4 tháng đến 6 tháng. Công ty tổ chức đào tạo 6 tháng với mục tiêu về tiếng nước tuyển dụng và giáo dục định hướng, bổ túc nghề. Để đảm bảo có chất lượng đào tạo cao, các giải pháp cụ thể sau đây cần được quan tâm thực hiện: có cơ sở đào tạo nội trú đủ điều kiện học ngoại ngữ, bổ túc nghề, nơi ăn ở sinh hoạt, rèn luyện sức khỏe cho người lao động. Có chuyên gia, giáo viên giúp đào tạo ngoại ngữ, bổ túc nghề và giáo dục định hướng cho người lao động áp dụng biện pháp này rất có hiệu quả. Tổ chức nếp sống quân sự cho thực tập sinh (TTS) trong quá trình đào tạo. Xây dựng động lực học tập ngay từ đầu cho TTS, tâm lý phổ biến của người lao động là muốn học ngắn và được xuất cảnh nhanh, vì vậy ngay từ đầu cần có những bài giảng tư vấn để xây dựng động lực cho TTS. Khi họ tự giác và say sưa học tập, rèn luyện có mục tiêu thì kết quả sẽ tốt. Nâng cao chất lượng quản lý TTS trong thời gian lao động ở nước ngoài bao gồm:

Mở văn phòng hoặc cử cán bộ đại diện ở nước nhận lao động, những cán bộ này vừa là cầu nối thường xuyên giữa doanh nghiệp và đối tác, vừa là lực lượng thường xuyên theo dõi, tư vấn, hỗ trợ người lao động khi họ gặp khó khăn, động viên góp ý để người lao động thực hiện tốt hợp đồng.

Bố trí phiên dịch hoặc phân công những thực tập sinh có ý thức, có kinh nghiệm làm tổ trưởng, giữ mối liên hệ giữa doanh nghiệp, đại diện

doanh nghiệp và tổ trưởng cũng là biện pháp có hiệu quả để theo sát thực hiện chấp hành của thực tập sinh.

Quan tâm, chăm lo người lao động trong thời gian ở nước ngoài, nhất là khi họ gặp khó khăn trong gặp gỡ đối tác xem xét, bàn giải pháp ổn định cuộc sống và làm việc của TTS. Đây là những hoạt động cần thiết xuất phát từ trách nhiệm, tình cảm của doanh nghiệp ta đối với người lao động và với ổn định phát triển thị trường.

Không chỉ các trường hợp gây cấn đột xuất, doanh nghiệp chủ động lập các đoàn công tác đi tiếp xúc với doanh nghiệp sử dụng lao động ở nước ngoài để xem xét tình hình sản xuất, áp lực công việc, giờ làm thêm, quan hệ chủ thợ,… để xử lý trước những áp lực, nguyên nhân dẫn đến TTS bỏ trốn.

Xây dựng quan hệ gắn bó với gia đình TTS cũng là việc làm tốt và có hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp ta đã áp dụng ở mức độ khác nhau. Thông tin thường xuyên cho gia đình về tình hình tu nghiệp của con em họ. Phân tích tư vấn cho gia đình để khuyên con em họ không bỏ trốn, thực hiện tốt hợp đồng tu nghiệp là việc làm đem lại hiệu quả trên thực tế.

Đào tạo lại và sử dụng lực lượng TTS trở về. Việc làm này được nhân rộng và phát triển tốt sẽ góp phần phát huy tốt nguồn nhân lực đã được đào tạo tại nước ngoài, đồng thời cũng động viên người lao động yên tâm về nước sau khi hoàn thành tu nghiệp.

Tăng cường đầu tư, nâng chất lượng và tính chuyên nghiệp trong hoạt động của doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu lao động bao gồm: đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo bằng nguồn vốn của mình và tranh thủ hợp tác hỗ trợ của đối tác, việc đầu tư để có được một trung tâm đào tạo cho người lao động tỉnh có nhu cầu ra nước ngoài làm việc và giáo dục định hướng tập trung, nội trú là yêu cầu tối thiểu. Những doanh nghiệp có điều kiện, có trường dạy nghề,… nên hợp tác đầu tư để đào tạo, bổ túc nghề cho người lao động trước khi đưa đi xuất khẩu lao động. Đầu tư nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, khai thác sử dụng lực lượng giáo viên và chuyên gia từ nước ngoài là một trong những giải pháp quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp. Đầu tư để xây dựng quan hệ và có đối tác, bạn hàng tốt, tin cậy cũng là một giải pháp không thể thiếu cho phát triển thành công ở thị trường này.

Hỗ trợ của cơ quan nhà nước: bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong thực hiện các giải pháp nêu trên, rất cần thiết có những giải pháp đồng bộ của cơ quan quản lý Nhà nước cho chiến lược phát triển bền vững thị trường này. Trong đó, cần tiếp tục vận động để phía nước ngoài nới

rộng thời gian tu nghiệp, thực tập kỹ thuật, xử lý mạnh mẽ, triệt để vi phạm của các chủ sử dụng đang chứa chấp, thuê lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp và người môi giới cho hoạt động này tại nước ngoài. Đồng thời, bổ sung luật pháp các chế tài xử lý đối với người lao động bỏ trốn không về nước.

* Về thị trường khoa học & công nghệ

Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho thị trường công nghệ như ban hành quy định hướng dẫn về giao quyền sở hữu công nghệ đối với kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo bằng ngân sách Nhà nước.

Đổi mới chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KH-CN (sửa đổi điều 17 của luật Thuế thu nhập doanh nghiệp).

Hỗ trợ doanh nghiệp thành lập các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp.

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích nhập khẩu công nghệ.

Đổi mới phương thức xác định và đánh giá kết quả của các nhiệm vụ KH&CN của Nhà nước.

Tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập: có giải pháp và lộ trình cụ thể.

Nhà nước hỗ trợ hình thành hệ thống trung gian, tư vấn, môi giới và dịch vụ chuyển giao công nghệ.

Đào tạo nguồn nhân lực về trung gian, tư vấn, môi giới và dịch vụ chuyển giao công nghệ.

Chính sách khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, ứng dụng, chuyển giao khoa học-công nghệ. Ngân sách các cấp hỗ trợ chi phí cho các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công theo quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông, Thông tư Liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông, Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và việc ứng dụng, chuyển giao khoa học- công nghệ của Nhà nước, của tỉnh và địa phương ưu tiên thực hiện tại các HTXNN, Thông tư Liên tịch số 125/2009/TTLT-BTC-BCT ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính-Bộ Công Thương về việc quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với chương trình khuyến công.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 124 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w