Kết quả đạt được và hạn chế trong công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 69 - 72)

- Khoa học và Công nghệ (Technology): sự phát triển của khoa học

a. KV kinh tế trong nước

3.5 Kết quả đạt được và hạn chế trong công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

lượng nguồn nhân lực

Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực với mức độ đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và phục vụ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh

3.5.1 Kết quả đạt được

Qua 3 năm thực hiện đề án đào tạo nghề được 19.238 lao động nông thôn (trong đó, theo thống kê báo cáo từ các địa phương: số hộ nghèo có người tham gia học nghề được thoát nghèo được 2.511 người, số hộ có người tham gia học nghề trở nên khá là 2.015 người) và đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức xã cho 605 lượt người.

Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã có bước chuyển biến khá mạnh mẽ, đã hoàn thành việc hướng dẫn và triển khai thực hiện các hoạt động của đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến các cấp, các ngành, người lao động. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã thu hút được sự quan tâm của cử tri, Đại biểu quốc hội và của toàn xã hội, đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, có phân công rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan và phối hợp chặt chẽ trong thực hiện, từng bước huy động được các nguồn lực của xã hội tham gia vào dạy nghề.

Triển khai phân cấp cho địa phương thực hiện đã tạo nên thế chủ động trong việc triển khai mở lớp. Việc chọn đối tượng, ngành nghề được chú trọng. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, việc làm sau đào tạo được quan tâm, nhiều địa phương đã xây dựng được nhiều mô hình hiệu quả, cơ sở doanh nghiệp đã bổ sung kiến thức khởi sự doanh nghiệp vào chương trình giảng dạy cho người lao động để biết ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế sản xuất làm tăng năng suất, tăng thu nhập, số hộ thoát nghèo, hộ khá tăng lên đáng kể, hiệu quả đào tào nghề được nâng lên, bộ mặt nông thôn mới được hình thành rõ nét.

Năm 2013 đào tạo nghề cho 8.000 lao động nông thôn, giải quyết tốt việc làm sau học nghề, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề lao động nông thôn, đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, địa chỉ của doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề, đặc biệt hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên, thực hiện phân cấp, cơ chế tự chủ trong dạy nghề, nâng cao vai trò trách nhiệm của từng cấp trong thực hiện đề án, mở rộng liên kết

đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp gắn với tuyển dụng lao động qua học nghề.

Trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần phối hợp với các ngành có chính sách đào tạo nghề giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất không có đất canh tác và bộ đội xuất ngũ. Công tác đào tạo nghề lao động nông thôn phải lồng ghép các chương trình gắn với giải quyết việc làm, cần đào tạo các nghề theo nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng các mô hình đào tạo nâng cao chất lượng sản phẩm liên quan đến các nông sản phù hợp với điều kiện của địa phương. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn các doanh nghiệp tuyển dụng lao động thực hiện đúng quy định. Đặc biệt, quan tâm đến công tác dạy nghề gắn với giải quyết tốt việc làm sau học nghề.

Việc đào tạo nhân lực từng bước theo nhu cầu xã hội, nhiều nghề như cơ khí ôtô, hàn, điện công nghiệp, điện lạnh, cắt gọt kim loại, … Học viên được đào tạo theo chương trình 30% là lý thuyết, 70% thời gian thực hành. Do đó, học viên học nghề nắm rất vững về những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Khi ra trường đi làm, hầu như các công ty, xí nghiệp không cần phải đào tạo lại. Đây cũng là một trong những ngành, nghề được trường xác định theo nhu cầu của xã hội hiện nay.

Hiện nay với cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên hiện có, Trung tâm dạy nghề của tỉnh mỗi năm có khoảng trên 1000 học viên ra trường với tỷ lệ có việc làm được thống kê là trên 70%. Đây sẽ là nơi tạo ra nguồn nhân lực không nhỏ đáp ứng nhu cầu của địa phương trong hiện tại cũng như tương lai.

Ở một số địa phương của Hậu Giang, các học viên đã dùng tiền trợ cấp để thực hiện những mô hình sản xuất thiết thực như xây dựng mô hình nuôi cá, vừa học vừa thực hành, mô hình tiêu biểu khác như nuôi trồng thủy sản, trồng hoa màu, chăn nuôi. Tổ chức liên kết với các công ty, xí nghiệp nhận hàng cho học viên may gia công. Nhờ vậy, người học thấy tin tưởng và tự tìm đến các lớp học ngày càng nhiều hơn.

Sau khi triển khai đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Hậu Giang cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông tôn 242 lớp với 7.260 người, tỷ lệ giải quyết việc làm đạt hơn 70%. Theo mục tiêu của tỉnh, sẽ phấn đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 25% (2015) và 37% (2020). Như vậy, bình quân mỗi năm tỉnh sẽ đào tạo nghề cho khoảng 8.800 người. Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh khoảng 12%.

Tuy nhiên, công tác dạy nghề cho lao động nông thông còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là kinh phí không đủ để tăng qui mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Ngoài khó khăn về kinh phí, việc thiếu thầy, thiếu các chuyên gia, thiếu người có chuyên môn, thiều thợ lành nghề giỏi các nghề mà tỉnh đang cần ở các Trung tâm dạy nghề (TTDN) đang đặt ra cấp bách. Hiện nay, TTDN ở các huyện, thị đều trong giai đoạn hoàn thiện. Thế nhưng với nhân lực hiện tại thì các trung tâm sẽ rất khó đáp ứng được nhu cầu dạy học. Chẳng hạn TTDN huyện Châu Thành, mở 7 ngành nghề, trong đó có 2 nghề mới là điện gia dụng và điện công nghiệp nhưng giáo viên cơ hữu chỉ có 3 người, muốn tuyển thêm cũng không thể vì chưa được phân bổ biên chế.

Người học cũng chưa thật tin và nhiệt tình đi học, mặc dù người học không phải đóng tiền, lại được hỗ trợ tiền 10.000 đồng/ngày. Hệ quả nhiều trường hợp bỏ học giữa chừng. Rõ ràng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết. Đó là chưa kể đến bài toán tìm đầu ra cho lao động sau khi học nghề.

Tỷ lệ huy động học sinh ở các cấp học đến trường được duy trì ổn định với chiều hướng tăng hàng năm. Năm 2011, huy động trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ 12%, trẻ trong độ tuổi từ 3-5 tuổi đi mẫu giáo 73%, học sinh tiểu học trong độ tuổi từ 6-10 tuổi đến trường 99%, học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi từ 11-14 tuổi 88%, học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi từ 15-17 tuổi 60%, số sinh viên trên 1 vạn dân là 128, tỷ lệ học sinh bỏ học còn 1,46%.

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn của các ngành học, cấp học cũng tăng lên đáng kể, ngành mầm non 91,58 % (năm 2004: 54,12 %), tiểu học: 94,26 % (năm 2004: 36,85 %), trung học cơ sở: 99,95 % (năm 2004: 95,92 %), trung học phổ thông: 97,31 % (năm 2004: 96,46 %). Tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về công tác phổ cập giáo dục (PCGD) trung học cơ sở vào năm 2004, đạt chuẩn quốc gia về PCGD tiểu học đúng độ tuổi năm 2005.

Cơ sở vật chất, trường lớp học được cải thiện, trong 8 năm tổng ngân sách đầu tư xây dựng trường lớp học trên 1.600 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 148 tỷ đồng. Tỷ lệ nguồn ngân sách tỉnh chi cho ngành giáo dục và đào tạo đều tăng hàng năm. Xây dựng 7 trường THPT, 18 trường mẫu giáo, xây dựng mới trên 2.000 phòng học, tu sửa, nâng cấp gần 600 phòng, xây dựng 301 nhà vệ sinh cho các điểm trường còn thiếu trên địa bàn toàn tỉnh. Thực hiện hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường lớp, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 755 phòng học, 130 phòng nhà công vụ. Hiện tại, tổng số phòng học của các ngành học, cấp học là 5.308 phòng, tăng 2.162

phòng so với năm 2004, tỷ lệ phòng kiên cố, bán kiên cố đạt 93,97%. Mạng lưới trường lớp học không ngừng phát triển.

Trong 8 năm, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, nhưng cơ cấu lao động chuyển dịch chậm và chưa đồng bộ so với cơ cấu kinh tế. Năm 2011, lao động khu vực I chiếm 66,3%, khu vực II chiếm 9,6%, khu vực III chiếm 24,1%. So với cơ cấu lao động năm 2004 thì khu vực II tăng 5%, khu vực III tăng 8%, khu vực I giảm 13%. Điều này chứng tỏ ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng nên chưa có khả năng để thu hút lao động từ nông nghiệp nông thôn sang lao động trong khu vực công nghiệp. Chất lượng lao động chưa được nâng cao nhiều, vẫn chủ yếu là lực lượng lao động có tay nghề thấp chưa qua đào tạo, hoặc mới chỉ qua các lớp ngắn hạn. Kỹ năng lao động vẫn chưa tốt đã ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w