- Khoa học và Công nghệ (Technology): sự phát triển của khoa học
a. KV kinh tế trong nước
3.8.1.1 Những lợi thế, điểm mạnh
Một là, Hậu Giang là tỉnh đa dạng về đất nông nghiệp, thuận lợi về thời tiết, nguồn nước nên có ưu thế lâu dài trong phát triển bền vững trồng lúa, chăn nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn, giải quyết ổn định việc làm, cung cấp các nguyên liệu từ nông nghiệp và nguyên liệu từ các loại cây có dầu cho ngành công nghiệp chế biến.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hậu Giang là 160.245 ha, tương đương 1.602 km2, bao gồm 04 nhóm đất chính: đất mặn, đất phèn, đất phù sa và đất lập líp. Đất mặn chiếm hoảng 3,9% diện tích đất của tỉnh. Loại đất này được khai thác có hiệu quả, phân bố ở vùng địa hình thấp ven các sông rạch bị nhiễm mặn ở các huyện Vị Thủy, Long Mỹ, TP.Vị Thanh. Đất phèn chiếm khoảng 36,3% diện tích đất của tỉnh, được phân bố ở các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, TP.Vị Thanh, huyện Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy và một phần diện tích của huyện Châu Thành, Châu Thành A phía giáp với tỉnh Kiên Giang. Đất phù sa chiếm khoảng 37,8% diện tích đất của tỉnh, được phân bố dọc sông Hậu, tập trung ở các huyện Phụng Hiệp, Châu Thành và Châu Thành A. Đất phù sa Hậu Giang có tiềm năng lớn cho sản xuất thâm canh và đa dạng hóa nông nghiệp, chủ yếu là canh tác lúa 2-3 vụ, chuyên canh các loại rau màu và cây ăn trái. Đất lập líp chiếm khoảng 18% diện tích đất của tỉnh, bao gồm đất líp trong khu vực thổ canh và đất lên líp trồng khóm, mía và cây ăn trái.
Khí hậu trên địa bàn Hậu Giang thuận lợi phát triển nông nghiệp đa canh và thâm canh, song mùa khô sẽ khó khăn về nước cho trồng trọt. Vì vậy, để chuyển dịch mạnh trong nông nghiệp cần phải đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi cho tưới tiêu và đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nông nghiệp. Thực tế tại huyện Long Mỹ là minh chứng sinh động cho việc đầu tư đồng bộ nên đã đưa được toàn bộ ruộng vào sản xuất 2-3 vụ lúa/năm (từ năm 1998 đã đưa trên 80% diện tích vào sản xuất 3 vụ lúa/năm, năng suất lúa trung bình 12 tấn/ha/năm).
Những đặc điểm về thời tiết đã chi phối sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ. Do vậy, trong thời gian tới Hậu Giang cần phải chú trọng đầu tư hiệu quả chọn tạo giống mới, phơi sấy, tồn trữ nông sản; đồng thời chuyển đổi mạnh cơ cấu, kỹ thuật canh tác để thu hoạch rải vụ của nhiều loại cây trồng nhằm cung cấp liên tục cho chế biến.
Hai là, Hậu Giang có tiềm năng lâu dài trong nuôi trồng thủy sản, có khả năng tạo cơ sở nguyên liệu ổn định bền vững cho phát triển công nghiệp chế biến qui mô nhỏ và vừa. Hậu Giang có 4 hệ thống sông lớn gồm: sông Hậu (đoạn chảy qua tỉnh 8 km), sông Cái Lớn (đoạn qua tỉnh 57 km), sông Cái Tư (đoạn qua tỉnh 15 km) và sông Nước Trong (đoạn qua tỉnh 16 km), cùng với hệ thống kênh rạch khá dày, trong đó có 20 tuyến kênh rạch chính vừa làm nhiệm vụ cấp nước, vừa làm nhiệm vụ tưới tiêu cho tỉnh; tuy nhiên, cấp nước chính vẫn là từ sông Hậu. Sông Hậu là nhánh sông MêKông chảy qua Hậu Giang, đổ ra biển, qua cửa Định An và Trần Đề. Nước mặt trên địa bàn Hậu Giang được cung cấp chủ yếu từ sông Hậu, nguồn nước này quyết định cho phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Lưu lượng dòng chảy sông Hậu không đều trong năm, mùa lũ lưu lượng dòng chảy chiếm 70- 85% lượng dòng chảy cả năm. Trong đó các tháng 9, 10 và 11 có lưu lượng dòng chảy lớn nhất chiếm khoảng 50% tổng lưu lượng. Do địa hình thấp và bằng phẳng nên khả năng thoát nước chậm. Các tháng mùa mưa biên độ triều cường ở mức 0,5m, mùa khô biên độ lên đến 2,16m. Các chỉ tiêu đo đạc cho thấy chất lượng nước sông Hậu khá giàu chất dinh dưỡng, rất phù hợp nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
Ba là, Hậu Giang có nhiều tài nguyên tự nhiên mang đặc trưng của vùng như kênh rạch, miệt vườn, cây ăn trái thuận lợi cho phát triển du lịch, với nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng. Khu sinh thái Tây Đô thuộc địa bàn xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp có thể hình thành khu du lịch hệ sinh thái cây trái nhiệt đới với các loại động vật và chim quý. Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng là vùng trũng ngập nước nổi tiếng thuộc xã Phương Bình,
huyện Phụng Hiệp. Thảm thực vật mang đậm nét đặc thù hoang dã, các loài thực vật ngập nước theo mùa với nhiều loài động vật nước phong phú như rắn, rùa, cua đinh, các loại chim nước và cá nước ngọt nổi tiếng. Khu sinh thái rừng tràm huyện Vị Thủy có diện tích khoảng 140 ha, có thể xây dựng khu vui chơi thư giãn nghỉ ngơi và thưởng thức món ăn đặc sản địa phương. Khu viên lang bãi bồi thuộc xã Vĩnh Viễn A và khu du lịch Công viên Chiến Thắng Phường 5, TP. Vị Thanh gắn với cảnh quan kênh Xà No, tháp truyền hình.
Tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nổi bật của Hậu Giang rất phong phú, trong đó nổi bật là chợ nổi Ngã Bảy. Đây là chợ nổi lớn nhất vùng ĐBSCL, họp tại nơi hội tụ của 7 dòng sông. Tại chợ nổi, hàng hóa đa dạng, trong đó việc mua bán nông sản hàng hóa tấp nập, sầm uất trên ghe xuồng. Qua chợ nổi là đến làng đóng ghe xuồng có lịch sử hình thành từ lâu đời. “Xuồng Hậu Giang” năm lá mà người dân miền Tây quen thuộc có xuất xứ từ chính làng nghề này.
Bên cạnh đó, Hậu Giang có nhiều điểm tham quan nổi tiếng mang ý nghĩa lịch sử như: di tích chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch; di tích lịch sử văn hóa đền thờ Bác Hồ (Long Mỹ); di tích căn cứ tỉnh ủy Cần Thơ cũ, còn gọi là căn cứ Bà Bái ở địa phận ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Ở đây là nơi đã diễn ra các hội nghị quan trọng thời kháng chiến, là điểm du lịch “trở về chiến trường xưa” hấp dẫn; di tích lịch sử văn hóa chiến thắng Cái Sình, thuộc Phường 7, TP.Vị Thanh. Trong kháng chiến chống Pháp, trên chiến trường Hậu Giang quân và dân ta đã lập hai chiến công hiển hách tiêu diệt nhiều địch, đó là trận đánh xe cơ giới tại Tầm Vu và trận đánh tàu địch tại Vàm Rạch Cái Sình, làm vang dội chiến công khắp miền Tây và cả nước. Sau giải phóng Miền Nam, khu di tích Cái Sình đã được UBND tỉnh Hậu Giang (cũ) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh; di tích lịch sử văn hóa Tầm Vu, thuộc xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Bốn là, Hậu Giang có nhiều tiềm năng về lực lượng lao động dồi dào, trẻ, sức khẻ tốt, trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, là thế mạnh không những cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyền dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh mà còn tham gia thị trường lao động cả nước và quốc tế.
Bảng 3.22: Dự báo dân số và nguồn lao động của Hậu Giang đến năm 2020
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2010 2015 2020 Tốc độ tăng (%)
2006 -2010 -2010 2011 -2015 2016 -2020
1-Dân số Người 752.751 762.125 809.300 870.919 0,3 1,2 1,5 2-Dân số trong tuổi LĐ Người 501.011 507.250 581.443 635.771 0,3 2,7 1,8
So với dân số % 66,6 66,6 71,8 73,0 - - -
3-Tổng nguồn lao động Người 512.453 518.906 597.531 650.881 0,3 2,8 1,7
So với dân số % 68,1 68,1 73,8 74,7
- Trong tuổi có khả năng LĐ Người 496.007 502.255 578.536 632.592 0,3 2,8 1,8
So với tổng nguồn % 96,8 96,8 96,8 97,2 - - -
- Trên tuổi tham gia LĐ Ngưòi 12.288 12.441 14.169 14.547 0,3 2,6 0,5
So với tổng nguồn % 2,4 2,4 2,7 2,5 - - -
- Dưới tuổi tham gia LĐ Người 4.158 4.210 4.826 3.742 0,3 2,7 -4,9
So với tổng nguồn % 0,8 0,8 0,5 0,3 - - -
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2011, TTNC Miền Nam,Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
Năm là, Hậu Giang nằm ở vị trí trung tâm tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, trên trục sông Hậu nên có nhiều lợi thế cho giao thông thủy, thế mạnh trong quá trình hợp tác phát triển trở thành đầu mối vận chuyển, buôn bán các sản phẩm của vùng về lúa gạo, thủy sản, cây ăn trái.
Hậu Giang có khả năng liên kết với Cần Thơ về tất cả các mặt kinh tế- xã hội, trong đó nổi bật về khoa học-công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, y tế và giáo dục. Đồng thời tận dụng sân bay quốc tế Cần Thơ trong giao lưu với Tp. Hồ Chí Minh và cả nước để phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp, dân cư đô thị tương ứng với nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tp. Cần Thơ. Bên cạnh đó, Hậu Giang có thể liên kết với vùng biển Sóc Trăng và các tỉnh có biển khác trong phát triển du lịch, phát triển kinh tế biển. Các khu kinh tế biển phát triển sẽ là cơ hội tốt để Hậu Giang phát triển cung ứng các loại hình dịch vụ, lao động chất lượng cao và cung ứng thực phẩm. Ngoài ra, với vị trí gần hệ thống cảng biển và hệ thống giao thông thuận lợi khu vực trên bờ, Hậu Giang rất thuận tiện về xuất nhập khẩu, giảm chi phi lớn trong vận chuyển hàng hoá.
Như vậy, với những lợi thế trên là cơ sở để Hậu Giang phát triển thành một đầu mối thông thương giữa các tỉnh Tây Nam Bộ và các tỉnh khác cả nước.