- Khoa học và Công nghệ (Technology): sự phát triển của khoa học
a. KV kinh tế trong nước
3.4.3 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và năng lực cạnh tranh của Hậu giang so với các tỉnh trong khu vực và cả nước
Hậu giang so với các tỉnh trong khu vực và cả nước
* Về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh
Theo số liệu Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam (dự án do USAID tài trợ) đã tiến hành xây dựng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (viết tắt PCI), đây là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp
dân doanh (ngoài nhà nước). Qua xếp hạng các năm 2007-2010, vị trí của Hậu Giang được xếp thứ hạng từ khá chuyển sang tốt, năm 2007 xếp thứ 19/64 tỉnh (loại khá), năm 2008 xếp thứ 24/64 tỉnh (vẫn loại khá), năm 2009 xếp thứ 13/63 tỉnh, 2010 vọt lên thứ 8/63 tỉnh (loại tốt) và năm 2013 (59,36) thứ 20/ 63 tỉnh (khá tốt) là một thành tựu lớn trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh. Đồng thời cho thấy chính quyền tỉnh Hậu Giang đã có những chính sách đúng đắn, hợp lý để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
* Về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Hậu Giang hiện có 3.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, du lịch và nhà hàng, khách sạn cùng với hơn 4.322 cơ sở chế biến công nghiệp với 432.185 lao động đang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, chiếm trên 13% tổng số lao động toàn tỉnh và hiện tập trung vào loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH, DNTN và cơ sở hộ gia đình chiếm trên 80%. Tương ứng loại hình trên, ngành nghề chủ yếu tập trung thương mại-dịch vụ, khai thác- kinh doanh vật liệu xây dựng và vật tư nông nghiệp.
Hình 3.1: Loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Nguồn: Dữ liệu điều tra 120 doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, 2012.
Xét về quy mô, hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa cả về các yếu tố bên trong cho đến doanh thu, thị trường đầu vào hoạt động chủ yếu nằm trong phạm vi tỉnh. Trong đó, đáng ghi nhận thị trường đầu ra vượt ra khỏi tỉnh Hậu Giang chiếm tỷ lệ đến 51,7% do vị trí đặc thù của Hậu Giang gần Cần Thơ và các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau cần được phát huy cho giải pháp mở rộng thị
trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khi mà đối tượng tiêu thụ chính chưa thông qua đại lý, nhà trung gian chiếm tỷ lệ còn thấp.
Hình 3.2: Đối tượng tiêu thụ chính của doanh nghiệp
Nguồn: Dữ liệu điều tra 120 doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, 2012.
Kết quả điều tra doanh nghiệp trên địa bàn ghi nhận năng lực cạnh tranh chung cho các yếu tố ở mức khá, trung bình từ trên 3,0...4,07 với thang đo Likert 5 mức độ theo quy ước từ 1: rất thấp... 5: rất cao. Trong đó cần lưu ý vấn đề tiếp cận nguồn vốn mới có phần còn hạn chế so với các yếu tố khác (trung bình 3,12) trong giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn.
Hình 3.3: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Nguồn: Dữ liệu điều tra 120 doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, 2012.
Đánh giá chung về kết quả trong hoạt động sản xuất-kinh doanh trong thời gian qua và chiều hướng phát triển khá tích cực với thống kê trung bình đều đạt trên 3,17...3,67 (theo thang đo Likert 5 mức độ, 1: rất thấp… 5: rất cao) và nếu trong thời gian tới địa phương có chính sách tích cực hơn sẽ phát huy tốt hơn nội lực cũng như tiềm năng của doanh nghiệp trên địa bàn.
Hình 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang
Nguồn: Dữ liệu điều tra 120 doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, 2012.
Trong thời gian qua, nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức trong công tác giảm thiểu tiêu hao nguyên, nhiên liệu để bảo vệ môi trường, đồng thời hưởng ứng chương trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Sở Công thương Hậu Giang đã tích cực triển khai hoạt động sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp đến cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Có 7 lĩnh vực mà tỉnh Hậu Giang đang ưu tiên đầu tư phát triển, gồm chế biến nông sản và thực phẩm, vật tư nông nghiệp và thuốc bảo vệ thực vật, cơ khí nông nghiệp và giao thông vận tải, vật liệu xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng và du lịch, đầu tư phát triển đô thị và dịch vụ thương mại. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp nhận thức được lợi ích của việc SXSH còn khá thấp chỉ đạt mức 0,4%
Chiều hướng phát triển của DN
Mức độ hài lòng về KQKD của DN
Mức độ hài lòng về khả năng hiện có của DN
Kết quả kinh doanh so với mong muốn của DN
so với cả nước (9 doanh nghiệp), số lượng cơ sở áp dụng SXSH trong sản xuất công nghiệp mới chỉ có 3 doanh nghiệp, đạt 0,3% so với cả nước. Hiện chưa có doanh nghiệp giảm trên 5% tiêu thụ năng lượng, nguyên nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm. Việc áp dụng SXSH trong sản xuất công nghiệp chưa đạt hiệu quả. Điều này ảnh hưởng đến tạo lập thêm điểm mạnh-yếu của các doanh nghiệp trên địa bàn. Kết quả điều tra, doanh nghiệp tự đánh giá điểm yếu được thống kê và cần lưu ý: (1) vốn, (2) mạng lưới phân phối, (3) khả năng thu hút khách hàng, (4) chất lượng nguồn nhân lực,... cho đến kỹ thuật công nghệ sản xuất.
Nguồn: Dữ liệu điều tra 120 doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, 2012.
Nhìn chung, thời gian qua mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến hoạt động sản xuất-kinh doanh là không nhiều, chủ yếu: (1) làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh, (2) điều chỉnh quy mô hoạt động và (3) thay đổi chiến lược để thích ứng với bối cảnh hiện tại của khủng hoảng, chứ không làm thay đổi nhiều về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cũng như thị trường tiêu thụ. Đi cùng các cơ hội được hình thành cũng không khác biệt lớn. Qua đây, cho thấy mức độ tham gia vào thị trường thế giới của các doanh nghiệp còn ở mức sơ khai, chưa chịu nhiều tác động trực tiếp từ nền kinh tế thế giới và sự chuẩn bị cho tương lai cũng chưa được chú trọng nhiều (trung bính thống kê = 2,5, thấp nhất trong số các vấn đề được đề cập), điều này do quy mô nhỏ, ngành nghề chủ yếu dịch vụ-thương mại tại chỗ và lân cận.
Nguồn: Dữ liệu điều tra 120 doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, 2012.
Hình 3.7: Sự chuẩn bị tình hình kinh doanh thời gian tới của doanh nghiệp HG
Nguồn: Dữ liệu điều tra 120 doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, 2012.
Tác động từ môi trường kinh doanh cùng với chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước trong thời gian qua nhìn chung được đánh giá tích cực và đã tạo được sự hỗ trợ cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Kết quả thống kê minh chứng ở hình 3.8 dưới đây.
Hình 3.8: Sự tác động của chính sách phát triển kinh tế của tỉnh
Nguồn: Dữ liệu điều tra 120 doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, 2012.
Đánh giá về những thách thức gặp phải trong thời gian tới đối với doanh nghiệp quan ngại nhiều nhất là: (1) rủi ro, cạnh tranh tăng cao, và (2) tính bất ổn trong kinh doanh gia tăng. Các thách thức này phần lớn do tác động của hội nhập kinh tế thế giới và cạnh tranh ngày càng gia tăng và doanh nghiệp phải đương đầu. Do vậy, chính quyền nhà nước không chỉ ở Hậu Giang mà Việt Nam nói chung cần có chính sách hợp lí để giảm nhẹ tác động của những thách thức này cho doanh nghiệp: như nghiên cứu thành lập quỹ rủi ro kinh doanh, tăng cường chức năng và chất lượng của công tác dự báo và đi cùng là các giải pháp chống rủi ro kinh doanh.
Hình 3.9: Định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hậu Giang
Nguồn: Dữ liệu điều tra 120 doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, 2012.
Với quy mô hiện tại và lợi thế địa phương cho thấy trong tương lai gần, các doanh nghiệp trên địa bàn không có sự thay đổi lớn từ ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cho đến quy mô cùng với thị trường hoạt động (ngoài tỉnh) mặc dù đánh giá chung chính sách quản lý kinh tế của tỉnh Hậu Giang tạo ra khá thuận lợi cho doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động.
Tóm lại, khoa học và công nghệ đã có những đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiệu quả và chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Triển khai thực hiện 136 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN) với tổng kinh phí trên 32 tỷ đồng, trung bình mỗi năm triển khai 17 đề tài, dự án; đi sâu nghiên cứu một số giống cây trồng, vật nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm, nhất là chế biến thủy sản, rau màu xuất khẩu, công nghệ sinh học ở các mô hình sản xuất nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh. Nhìn chung, tiềm lực khoa học, công nghệ từng bước được nâng lên cả về cơ sở vật chất và con người. Một số công nghệ, thiết bị mới được khuyến cáo, các doanh nghiệp tích cực đầu tư đổi mới, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm.