KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 164 - 165)

- Tiểu học Trung học cơ sở

6. Cụm công nghiệp Nhơn Nghĩa (chế biến nông sản, thực phẩm)

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

KẾT LUẬN

Giai đoạn từ năm 2011-2015; 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025, do những yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài tiếp tục thay đổi ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, vì vậy tỉnh Hậu Giang cần định kỳ 6 tháng đánh giá sự biến đổi đó để tiếp tục bổ sung giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế cho phù hợp từng thời kỳ, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Mô hình tăng trưởng kinh tế hợp lý của tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ 2011-2020 và tầm nhìn 2025 là kết hợp giữa phát triển theo chiều rộng với kết hợp phát triển theo chiều sâu, từ chủ yếu phát triển dựa vào tăng vốn đầu tư, sử dụng nhiều lao động giản đơn sang phát triển dựa trên sử dụng hiệu quả 4 yếu tố tổng hợp: tiến bộ khoa học & công nghệ-vốn-nguồn nhân lực chất lượng cao và tài nguyên thiên nhiên. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến năm 2015 có mức tăng trưởng trung bình khá trong khu vực, đến năm 2020 đạt mức tăng trưởng đạt trung bình khá của cả nước và sau năm 2025 đạt khá của cả nước.

Về cơ cấu kinh tế giai đoạn từ 2011-2015 phát triển nông nghiệp là nền tảng để phát triển công nghiệp chế biến-thương mại, dịch vụ, giai đoạn 2016 đến năm 2020 và tầm nhìn 2025 chuyển từng bước từ nông nghiệp là nền tảng sang phát triển Công nghiệp-Dịch vụ-Nông nghiệp, trong đó công nghiệp, dịch vụ là trụ cột để phát triển nông nghiệp bền vững.

Tập trung phát triển ngành sản xuất lúa gạo, nuôi thủy sản, trái cây với tỷ trọng giá trị gia tăng cao, từng bước giảm tỷ trọng các ngành gia công, sơ chế và khai thác tài nguyên. Xây dựng ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trên cơ sở hình thành các CCN ngành, tiếp tục phát triển khu công nghiệp có lợi thế so sánh về kinh tế kết hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành, hình thành chuỗi giá trị và mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh.

Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực mà tỉnh đang ưu tiên đầu tư thông qua việc tổ chức rà soát, xây dựng và triển khai áp dụng nghiêm hệ thống quy định các yêu cầu bắt buộc về công nghệ, chuyển giao công nghệ, thu hút và đào tạo kỹ năng cho người lao động Việt

Nam, bảo vệ môi trường. Khuyến khích thu hút các dự án đầu tư hình thành mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh, các ngành công nghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị.

Tiếp tục tổ chức lại hệ thống doanh nghiệp theo hướng khuyến khích nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục cải cách các chính sách, thủ tục hành chính để tạo môi trường thuận lợi nhất cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Có chính sách khuyến khích việc ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất kinh doanh và đào tạo, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

Đẩy mạnh phát triển các thị trường như: lao động, công nghệ, vốn, đất đai,… phục vụ hiệu quả cho phát triển sản xuất, rà soát, xóa bỏ các rào cản đối với việc nâng cao hiệu quả thị trường, tăng cường tính công khai, minh bạch và tiết giảm chi phí tham gia thị trường.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế của kinh tế tỉnh, khuyến khích phát triển hình thức liên kết hợp tác giữa các trường đại học, cơ quan, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực và khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm chất lượng và đồng bộ. Điều chỉnh chính sách đầu tư nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tăng cường, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công cho cơ sở hạ tầng, tập trung vốn có trọng tâm, trọng điểm. Thực hiện triệt để các biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong đầu tư công.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp, biên chế và tiền lương. Tăng cường tính hiệu quả, hiệu lực của công tác xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách, tăng cường năng lực bộ máy và cán bộ. Đẩy mạnh công khai, minh bạch hệ thống thông tin kinh tế-xã hội và hành chính. Nâng cao hiệu quả thực thi luật pháp và kỷ luật hành chính, tăng cường nhận thức, dân chủ cơ sở và phòng chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 164 - 165)