NGHỊ ĐỐI VỚI UBND TỈNH HẬU GIANG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 165 - 168)

- Tiểu học Trung học cơ sở

6. Cụm công nghiệp Nhơn Nghĩa (chế biến nông sản, thực phẩm)

NGHỊ ĐỐI VỚI UBND TỈNH HẬU GIANG

Một là, ban chỉ đạo tái cấu trúc kinh tế của tỉnh cần tăng cường chỉ đạo mọi hoạt động chuyển đổi tái cấu trúc kinh tế để góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Hai là, tập trung vào các giải pháp hoàn thiện hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng thực sự mang lại hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tế trên địa bàn. Trong đó, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng nhằm kịp thời hướng dẫn các chủ trương, chính sách về phát triển hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng,…phát triển nguồn nhân lực đủ cho hoạt động quản lý và kỹ thuật tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng cũng như tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu kiểm tra nhà nước, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Ba là, hoàn thiện cơ chế sử dụng công cụ tài chính làm đòn bẩy để hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất theo đúng định hướng đã được nghị quyết đại hội Đảng Bộ lần thứ XII đề ra. Thay đổi các tiếp cận hỗ trợ SXKD với các doanh nghiệp. Ngoài ra, còn phải sử dụng công cụ hỗ trợ gián tiếp như Nhà nước đầu tư chi phí để phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng các khu công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức tiếp thị quốc tế.

Bốn là, cần chủ động phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và các địa phương, nhằm tạo thêm sức mạnh và điều kiện thuận lợi cho thành phố phát triển. Ðồng thời, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương cần có ý thức và trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ, giúp đỡ Hậu Giang trong xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển các ngành trên địa bàn. Kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thành phố phát triển.

Năm là, cần quyết liệt hơn trong công tác quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Đảng bộ. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách xây dựng môi trường đầu tư trên địa bàn thông thoáng, bình đẳng. Trong đó, tập trung rà soát, bãi bỏ những thủ tục không cần thiết, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan và các dịch vụ hành chính. Công khai, minh bạch quy trình, thủ tục, chuẩn hóa mô hình áp dụng cơ chế “một cửa liên thông”, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan hành chính các cấp để giảm phiền hà cho tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân.

Sáu là, kết quả đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng vẫn còn khác nhau, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, đột phá từng thời kỳ, vì vậy đề nghị các Sở kiểm chứng lại để có kết quả về sự thành công và hạn chế chính xác, mới đưa ra được chính sách và giải pháp khả thi.

Bảy là, Hậu Giang xác định nông nghiệp là nền tảng để phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ, nhưng hiện trạng ngành này vẫn còn rất thấp về năng lực nội tại, khi so sánh với lợi thế so sánh trong khu vực và các nước khác trên thế giới, vì vậy để hoàn thành được vai trò của nó đòi hỏi phải đầu tư rất lớn về nguồn lực, vì vậy Tỉnh cần có một lộ trình phát triển từng ngành trong khu vực nông nghiệp.

Tám là, hiện nay những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của các DN đều đang đứng trước nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp,... tạo nên những nguy hại rất lớn đối với DN. Do đó, khi ban hành chính sách, tỉnh cần tham khảo từ các DN và Hội nghề nghiệp. Nắm bắt những khó khăn của hội viên các Hội để từ đó kịp thời nắm bắt tình hình và giải quyết vấn đề phát sinh. Kiến nghị Chính phủ cần có chính sách miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp trong năm 2015, đặc biệt là doanh nghiệp đang hoạt động trong các ngành thủy sản vốn đang gặp rất nhiều khó khăn. Tỉnh cần giao cho các Sở phối với các hiệp hội, ngành hàng xuất khẩu để hoàn thiện bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, sau đó sẽ tiến hành thống kê các mặt hàng cần lập bộ quy chuẩn, xem xét ngành hàng trong nước yếu cần quy chuẩn kỹ thuật để bảo vệ.

Chín là, Chính phủ đã có Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg (ngày 16-4-2009) của Thủ tướng chính phủ và tại quyết định 342/QĐ/TTg, ngày 20/02/2013 của Thủ tướng về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện cho khu vực nông thôn trên địa bàn Hậu Giang, chắc chắn sẽ có những phát sinh bất cập. Vì vậy, cần cập nhật các thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện Bộ tiêu chí trên để có kiến nghị với Chính phủ sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Hậu Giang.

Mười là, kiến nghị Chính Phủ sớm xem xét để có cơ chế chính sách miễn 100% tiền thuê đất xây dựng nhà cho công nhân thuê và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các doanh nghiệp đến tỉnh đầu tư xây dựng nhà cho công nhân thuê tại các khu-cụm công nghiệp tập trung. Coi đây là biện pháp hữu hiệu làm tăng khả năng thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh Hậu Giang.

Nghiên cứu chính sách tiếp cận vốn bằng nhiều hình thức: BT, BOT, PPP. Một mặt, đề nghị nhà nước cho làm thí điểm, mặt khác đề xuất, kiến nghị nhà nước cần có những sự đổi mới, hoàn thiện cơ sở pháp luật để cuộc chơi bình đẳng, các bên cùng có lợi, tránh tình trạng DN bị thiệt thòi khi tham gia vào các dự án hạ tầng giao thông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 165 - 168)