Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thương mại và dịch vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 46 - 50)

- Khoa học và Công nghệ (Technology): sự phát triển của khoa học

b. Phân theo hoạt động XD

3.3 Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thương mại và dịch vụ

Thương mại và dịch vụ

3.3.1 Kết quả đạt được

Thương mại và dịch vụ của Hậu Giang thời gian qua phát triển khá nhanh, tổng số cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ của tỉnh năm 2010 có khoảng 25.000 cơ sở, trong 5 năm 2006-2010 tăng thêm 6.600 cơ sở. Đây là

mức tăng khá ấn tượng, trong đó tăng chủ yếu từ thành phần kinh doanh cá thể (hộ gia đình), năm 2010 có 24.653 cơ sở kinh doanh cá thể, chiếm tới 98% tổng số các cơ sở kinh doanh. Điều này cho thấy chính sách khuyến khích kinh doanh của tỉnh phát huy khá tốt.

Bảng 3.13: Các cơ sở kinh doanh và lao động thương mại

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1. Tổng số (cơ sở) 18.411 20.120 23.336 25.649 23.788 25.032 27.058 - Thương mại 11.900 12.279 13.360 14.881 13.585 14.359 16.165 - Dịch vụ 1.587 1.884 2.695 3.090 2.889 2.073 3.078 - Nhà hàng, khách sạn 4.924 5.957 7.281 7.677 7.314 7.700 7.815 2. Lao động (người) 36.883 37.446 43.537 49.463 48.848 51.291 55.338 - Thương mại 22.924 21.700 24.817 28.695 27.565 29.003 31.451 - Dịch vụ thương mại 3.408 3.533 4.217 5.237 6.230 6.441 6.637 - Nhà hàng, khách sạn 10.551 12.233 14.503 15.521 15.053 15.847 17.250

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2011.

Giá trị sản xuất dịch vụ tăng 20,88%/năm, giá trị gia tăng 18,64%/năm. Giá trị sản xuất tuy chỉ chiếm 22%/ năm trong cơ cấu chung toàn tỉnh nhưng đã tạo ra giá trị gia tăng khá cao (chiếm 36,95% GDP của tỉnh) vì đây là khu vực có chi phí sản xuất thấp nhất trong 3 khu vực kinh tế và phát triển khá nhanh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ hàng năm đều tăng từ 2.000 tỷ đồng năm 2004 lên 16.555 tỷ đồng năm 2011, lực lượng cá thể và tư nhân chiếm hầu hết thị trường bán lẻ, riêng tư nhân chiếm khoảng trên 90% tổng mứcbán lẻ.

Với tốc độ tăng trưởng đó, đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, kích thích sản xuất phát triển, phân công lại lao động xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội.

Những năm qua, tỉnh đã đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, tiếp cận, mở rộng thị trường, khối lượng hàng hóa lưu thông tăng liên tục hàng năm với tốc độ tương đối cao, mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, chất lượng không ngừng được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất, góp

phần quan trọng vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống của các tầng lớp dân cư. Tỉnh cũng đã quy hoạch, sắp xếp và xây dựng mới các chợ nông thôn, quy hoạch và đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị ở trung tâm thị xã Vị Thanh, Ngã Bảy và một số huyện mới chia tách, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động kinh doanh thương mại-dịch vụ và tăng cường hoạt động xuất khẩu.

Bảng 3.14: Mạng luới chợ tỉnh Hậu Giang

Danh mục ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011

1. Trung tâm TM Trung tâm 0 0 0 0 0

2. Chợ (Tổng số) Chợ 59 61 61 69 69 - Chợ kiên cố Chợ 2 8 8 12 12 - Chợ bán kiên cố Chợ 32 40 40 50 50 - Chợ không nhà lồng Chợ 25 13 13 7 7 3. Dân số Người 754.657 756.316 757.960 762.125 768.761 4. BQ dân số/chợ Người/Chợ 12.791 12.399 12.426 11.045 11.141

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2007-2011.

Tỉnh đã thực hiện tốt các cơ chế chính sách đầu tư phát triển thương mại du lịch, phát triển chợ, khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh đầu tư vào địa bàn, nhất là 2 trung tâm đô thị: thị xã Vị Thanh và thị xã Ngã Bảy. Siêu thị Co.opmart Vị Thanh đi vào hoạt động, hệ thống chợ được hình thành góp phần không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của Khu vực III. Năm 2008, Ngân hàng Liên Việt được thành lập với số vốn hơn 3 nghìn tỷ đồng, đặt trụ sở chính tại thị xã Vị Thanh, chẳng những góp phần phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hậu Giang mà còn mở rộng các hoạt động tín dụng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh theo giá thực tế được 15.688 tỷ đồng, đạt 133,09% kế hoạch; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thực hiện 22.737 tỷ đồng, đạt 116,3% kế hoạch năm; kim ngạch xuất nhập khẩu và dịch vụ chi trả ngoại tệ được 240,24 triệu USD, bằng 113,86% cùng kỳ và đạt 102,2% kế hoạch. Năm 2013, ngành công thương tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các quy hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển; tăng cường các hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, phấn đấu đạt tốc độ kinh tế cao và ổn định.

Hàng năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng với tốc độ cao, trên 32%/năm. Riêng năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 16.555 tỷ đồng, tăng gấp 4,5 lần so với năm 2005. Có thể nói, sức lan tỏa của các công trình đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trên địa bàn bắt đầu phát huy hiệu quả cộng với quá trình đô thị hóa ở các khu vực trung tâm, thị trấn, thị tứ mở ra cơ hội cho lĩnh vực thương mại-dịch vụ phát triển. Bên cạnh đó, sự nhiệt tình của lãnh đạo tỉnh trong công tác mời gọi đầu tư trên mọi lĩnh vực cũng như hoạt động thương mại-dịch vụ đã tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tư.

Là một tỉnh thuần nông, xuất phát điểm của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội thấp, nhất là hạ tầng thương mại-dịch vụ là rào cản sự tăng tốc của lĩnh vực thương mại-dịch vụ ở Hậu Giang. Song, trong điều kiện khó khăn chung của địa phương, mức độ giao lưu hàng hóa của một tỉnh vùng sâu chưa cao, nhưng Hậu Giang đã phát huy thế mạnh và linh động trong việc tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới thương mại nội địa, nhất là hệ thống chợ nông thôn. Bên cạnh đó, việc thực hiện xã hội hóa trong đầu tư phát triển chợ cũng góp phần đáng kể đẩy nhanh sự tăng tốc của hoạt động thương mại-dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Tính từ năm 2005 đến năm 2010, tỉnh đã đầu tư nâng cấp mở rộng và xây dựng mới 44 chợ, với tổng mức đầu tư 131,5 tỷ đồng, trong đó khoảng 77,8% là vốn doanh nghiệp. Trên địa bàn tỉnh hiện có 65 chợ, trong đó chợ loại 3 và chợ tạm là 52 chợ. Hiện nay, mạng lưới chợ trên địa bàn dần được cải thiện theo hướng văn minh hiện đại, công tác phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường được đảm bảo. Nhiều chợ hoạt động có hiệu quả, thu hút đông đảo tiểu thương và khách hàng, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân, phục vụ sản xuất và kinh tế nông thôn phát triển. Ngoài mở rộng giao lưu hàng hóa, sự phát triển của các phố chợ còn mở ra nhiều loại hình kinh doanh và dịch vụ khác.

Đến nay, tỉnh Hậu Giang vẫn chưa hình thành trung tâm thương mại, mọi hình thức mua-bán vẫn là tập trung ở các chợ và ngoài đường phố. Năm 2005 cả tỉnh có 59 chợ, đến 2010 có 69 chợ (tăng thêm 10 chợ), trong đó chỉ có 12 chợ kiên cố, còn lại phần lớn là chợ bán kiên cố. Năm 2010, bình quân khoảng 11.000 người có 1 chợ, như vậy mật độ chợ vẫn còn thấp, thông thường khoảng 10.000 người/chợ.

Tổng giá trị xuất khẩu của Hậu Giang năm 2010 đạt 120,234 triệu USD, tốc độ tăng xuất khẩu thời kỳ 2006-2010 chỉ đạt 0,5%/năm, rất thấp so với tốc độ tăng tổng GDP là 12,45%/năm, cho thấy mức đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng của Hậu Giang chưa cao.

Năm 2010, tổng giá trị nhập khẩu đạt 35,643 triệu USD. Tổng giá trị xuất, nhập khẩu của Hậu Giang gần 156 triệu USD. Như vậy, nền kinh tế tỉnh Hậu Giang có độ mở (xuất và nhập khẩu)/GDP còn thấp, mới đạt 26,4%.

Bảng 3.15: Tình hình xuất, nhập khẩu của Hậu Giang

ĐVT: 1.000USD, Tấn Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1. Xuất khẩu a. Tổng giá trị XK 117.231 100.885 103.906 112.369 114.116 120.234 114.668 - Thủy sản 116.147 97.880 101.380 103.243 107.549 107.608 89.631 So với tổng số (%) 99,1 97,0 97,6 91,9 94,2 89,5 78,2 - Nông sản 985 2.021 1.554 8.067 5.220 8.013 17.088 So với tổng số (%) 0,8 2,2 1,5 7,2 4,6 6,7 15,0 - Hàng khác - 984 972 1.059 1.347 4.613 7.949 So với tổng số (%) 1,2 3,8 6,9 b. SPXK chủ yếu - Cá chế biến các loại 4.401 8.169 6.816 10.989 9.193 11.842 6.222 - Tôm 3.740 5.666 6.849 7.125 8.827 6.995 5.713 - Thủy sản khác 1.293 1.294 953 843 938 830 1.249 2. Nhập khẩu a. Tổng giá trị NK 640 508 1.310 34.768 3.201 35.643 26.820

- Địa phương trực tiếp 640 508 1.310 1.555 3.201 30.322 26.820

- Đầu tư nước ngoài - - - 33.213 - 5.320 -

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w