Những thách thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 86 - 88)

- Khoa học và Công nghệ (Technology): sự phát triển của khoa học

a. KV kinh tế trong nước

3.8.2.2 Những thách thức

Một là, tính bất định, khó dự báo của các khuynh hướng toàn cầu tạo ra những rủi ro phát triển không nhỏ. Đó là nguy cơ bất ổn định và mất an toàn hệ thống. Sự gia tăng tình trạng mất cân bằng các cán cân vĩ mô toàn cầu cùng áp lực thiếu hụt tài nguyên, năng lượng sẽ đặt nền kinh tế nước ta nói chung và Hậu Giang nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn trong cạnh tranh. Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính thế giới hiện nay càng làm tăng thêm tính bất định và khó dự báo của tình hình và đang gây ra những tác động mạnh mẽ đến mọi nước, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, thách thức đối với vấn đề tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, trong đó, hạt nhân là giữ an toàn hệ thống, sẽ là thách thức lớn nhất đối với nước ta, trong đó có Hậu Giang trong 10-15 năm tới.

Hai là, cạnh tranh khốc liệt với lợi thế cạnh tranh dựa chủ yếu trên tri thức và công nghệ cao. Để cạnh tranh thắng lợi, cần phải xây dựng một nền kinh tế hiện đại, có cấu trúc vững chắc, nguồn nhân lực kỹ năng cao và nền khoa học công nghệ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng chất lượng cao, kết nối hiệu quả với nền kinh tế toàn cầu là một thách thức to lớn bậc nhất đối với nền kinh tế còn nghèo và lạc hậu, lại đang phải tiến hành chuyển đổi và hội nhập như nước ta, trong đó có Hậu Giang. Những khó khăn và thách thức này trở nên to lớn hơn khi nền kinh tế nước ta trong đó có Hậu Giang phải cạnh tranh trực tiếp với những đối thủ mạnh hơn rất nhiều như Trung

Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia. Bên cạnh những cạnh tranh về lợi thế công nghệ cao, Việt Nam nói chung, trong đó có Hậu Giang phải cạnh tranh trực tiếp những sản phẩm lâu nay vốn là thế mạnh, đó là nông sản, thực phẩm và thủy sản. Thời gian tới nhiều nước như Trung Quốc, vùng Caribê, Châu Phi,…đang vươn lên trở thành nước sản xuất và xuất khẩu gạo, từ nước nhập siêu trở thành nước xuất siêu về thủy sản.

Ba là, thị trường thế giới ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn sản phẩm. Nếu Hậu Giang không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng thì sẽ gặp nguy cơ trong phát triển thị trường quốc tế để xuất khẩu các sản phẩm của Hậu Giang. Môi trường kinh doanh trong và ngoài nước thường xuyên biến đổi đòi hỏi tỉnh Hậu Giang phải có chính sách thích ứng, nếu không rủi ro rất cao.

Bốn là, Khoa học và Công nghệ thế giới phát triển rất nhanh, làm rút ngắn vòng đời sản phẩm, nếu doanh nghiệp Hậu Giang không có chiến lựơc về tiếp nhận sử dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh, sẽ phải đối diện với nguy cơ tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

Năm là, việc biến đối khí hậu, biển dâng là một hiện hữu, đang và sẽ gây tổn hại rất lớn trên tất cả các mặt kinh tế-xã hội-môi trường và cả an ninh. Trong lúc nền kinh tế cả nước và Hậu Giang còn nhiều khó khăn, nguồn lực (vốn, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất khác) khan hiếm thì phải dành một khối lượng vốn vật chất, tinh thần lớn cho phòng chống thiên tai, bệnh tật và và tác động của biển dâng,... Đây là một tác động không nhỏ đến quá trình phát triển thời kỳ 2011-2020 và thậm chí còn xa hơn.

Tóm lại, tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025, Hậu Giang sẽ có nhiều thách thức từ yếu tố bên ngoài như văn hóa tiêu dùng thay đổi nhanh, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bảo, chính trị của thế giới biến đối khó lường, hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015. Bên cạnh đó, cũng nảy sinh các cơ hội to lớn cho Hậu Gang về mở rộng thị trường, tiếp thu công nghệ mới, phát triển kinh doanh quốc tế. Môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội ở Việt Nam cũng đã tạo nhiều cơ hội cho Hậu Giang trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Song, cũng đặt ra nhiều thách thức về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, cạnh tranh, tính bền vững, nguy cơ tăng trưởng chậm hơn so với các địa phương khác trong khu vực Tây Nam Bộ và cả nước. Hậu Giang, tuy có nhiều điểm mạnh về tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp như: ngành lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi thủy cầm,

phát triển thương mại-dịch vụ, phát triển công nghiệp chế biến, lực lượng lao động, chính sách cởi mở, sự thống nhất, mở rộng liên kết. Tuy vậy, Hậu Giang vẫn tồn tại nhiều bất lợi và điểm yếu. Đến năm 2020, Hậu Giang cần tận dụng các lợi thế, đểm mạnh và khắc phục những bất lợi, điểm yếu thông qua các chiến lược, chính sách phù hợp thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình kinh tế sẽ đạt kết quả tích cực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w