Tái cơ cấu khu vực thương mại-dịch vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 113 - 115)

- Tiểu học Trung học cơ sở

6. Cụm công nghiệp Nhơn Nghĩa (chế biến nông sản, thực phẩm)

3.9.4.3 Tái cơ cấu khu vực thương mại-dịch vụ

Để tập trung pháp triển thương mại-dịch vụ, Hậu Giang sẽ thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu khu vực này như sau:

* Về thương mại

Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế, đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, phát huy nội lực và tạo môi trường đầu tư thông thoáng là định hướng phát triển lĩnh vực thương mại-dịch vụ của tỉnh từ nay đến năm 2015. Trước hết, tập trung triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống thương mại, hệ thống bán buôn, bán lẻ, thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020. Tăng cường đầu tư phát triển và từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại-dịch vụ, nhất là mạng lưới chợ, các dịch vụ vận chuyển, thông tin, cung ứng,… Kết hợp giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại tạo thành mạng lưới phân phối hàng hóa và cung ứng dịch vụ đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng đến tận vùng sâu. Ngoài ra, việc hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển chợ cũng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại nông thôn phát triển.

Chủ trương chính sách phát triển thương mại của tỉnh tập trung chủ yếu khai thác thị trường nội tỉnh, cụ thể: cung ứng nguyên liệu hàng hóa, dịch vụ, các yếu tố đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh gắn với thị trường khu vực, thị trường cả nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư phát triển một số trung tâm thương mại quan trọng là thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy, các cụm kinh tế xã hội ở khu vực thị trấn, thị tứ, khu vực nông thôn. Tập trung củng cố và phát triển thị trường nông thôn theo các tuyến, các cụm kinh tế xã hội ở các huyện, thị trấn, khu vực nông thôn để thu gom, tiêu thụ hàng nông-lâm-thủy sản thông qua

các mạng lưới thu gom, cơ sở chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển chợ theo hướng chuyển giao cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác kinh doanh theo quy hoạch được duyệt.

* Về du lịch

Phát triển cụm, tuyến du lịch sinh thái và du lịch văn hóa mang nét đặc thù của Hậu Giang, xã hội hoá dịch vụ du lịch, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nâng cấp mở rộng hệ thống nhà hàng, khách sạn để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh du lịch.

Ngành du lịch tỉnh Hậu Giang và TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2011-2016. Trong xu thế hiện nay, việc tăng cường sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương là biện pháp cần thiết, nhất là đối với tỉnh Hậu Giang hiện nay, một địa phương có nhiều tiềm năng du lịch nhưng chưa có sự đầu tư khai thác hợp lý. Trong khi đó, TP.HCM là địa phương có vị trí quan trọng trong bản đồ du lịch của cả nước. Với khoảng cách địa lý giữa Hậu Giang và TP.HCM khá gần nhau, việc tăng cường kết nối, tăng cường liên kết giữa hai địa phương sẽ mở ra nhiều cơ hội và điều kiện phát triển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng tuyến du lịch liên vùng hoàn chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh, giới thiệu và quảng bá chung cho cả thị trường trong nước và quốc tế,… Nội dung hợp tác chính giữa ngành du lịch Hậu Giang và TP.HCM giai đoạn 2011-2016, đó là chia sẻ thông tin về tình hình phát triển du lịch, hợp tác về kêu gọi đầu tư, hợp tác về xúc tiến, hợp tác về phát triển sản phẩm du lịch và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Để việc hợp tác đạt hiệu quả cao, hai địa phương cần tăng cường quản lý nhà nước, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý hoạt động của các doanh nghiệp du lịch để tạo hình ảnh tốt đẹp về điểm đến. Tạo liên kết giữa các doanh nghiệp lưu trú, vận chuyển, vui chơi, khách sạn là điều hết sức cần thiết. Xây dựng được liên kết sẽ giúp doanh nghiệp du lịch có điều kiện giảm giá tour, bởi giá dịch vụ càng ưu đãi thì độ hấp dẫn của tour càng cao. Có thể nói, việc tăng cường liên kết phát triển du lịch với TP.HCM nói riêng và với các địa phương nói chung, là hướng đi cần thiết hiện nay của Hậu Giang. Việc liên kết phát triển du lịch, ngoài những lợi ích như nói ở trên, còn tạo thêm khả năng cạnh tranh giữa các bên liên quan, nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch đến với mỗi địa phương. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch cơ chế thị trường.

Ngoài tiềm năng về thiên nhiên, Hậu Giang còn sở hữu một nguồn tài nguyên nhân văn phong phú và quý giá. Đó là quá trình lịch sử khai hoang, lập ấp còn nhiều bí ẩn chưa được nghiên cứu, khám phá. Điều này sẽ tạo sự

phong phú sản phẩm đối với du khách quốc tế thích nghiên cứu, tìm hiểu về thiên nhiên.

Để ngành du lịch phát triển, Hậu Giang phải liên kết các địa phương trong vùng, nhất là TP.HCM để có sự “viện trợ”, làm chỗ dựa quan trọng cho sự phát triển du lịch tỉnh nhà. Đặc biệt, cần thêm những cú hích tạo đột phá như “Festival lúa gạo”.

Giải pháp chiến lược để du lịch Hậu Giang mang một sắc thái riêng trong thời gian tới là xây dựng đề án phát triển hạ tầng, tập trung đầu tư các dự án phát triển có tính đặc thù, đầu tư kết cấu hạ tầng nối thông suốt các vùng có vườn cây ăn trái đặc sản với các làng nghề truyền thống, các di tích văn hóa-lịch sử.

Cần đầu tư xây dựng các công trình, sản phẩm du lịch tạo dấu ấn cho Hậu Giang. Đặc biệt, với dự án xây mới và mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A, cầu Cần Thơ, sân bay quốc tế Cần Thơ và Phú Quốc, khai thông các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trong vùng,... sẽ mở ra cơ hội liên kết xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, tăng sức cạnh tranh để thu hút du khách.

Mặt khác, Hậu Giang kêu gọi đầu tư và đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, sẽ hoàn thành các công trình trọng điểm và mời gọi đầu tư vào các dự án như: khu di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch, khu du lịch Hồ Đại Hàn,... hứa hẹn Hậu Giang sẽ có những “đặc sản” du lịch để “trình làng”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w