Lập bản đồ chiến lược

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp điểm cân bằng (balanced scorecard – bsc) để đánh giá hiệu quả công việc tại trường trung học kinh tế khánh hòa (Trang 60 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.4 Lập bản đồ chiến lược

Bản đồ chiến lược là sự trình bày bằng đồ thị trong một trang giấy về những điều bạn phải làm tốt trong từng viễn cảnh để thực thi một cách hiệu quả chiến lược của mình. Các bản đồ chiến lược mang lại sự rõ ràng và đóng vai trò như những công cụ truyền bá mạnh mẽ, vạch ra các mục tiêu quan trọng cho sự thành công của tổ chức. Trước khi xây dựng bản đồ chiến lược, chúng ta đã có mục tiêu cụ thể cho 4 viễn cảnh. Đối với các trường TCCN thì những mục tiêu đó được xác định như sau:

Mục tiêu tài chính: Thông thường mục tiêu tài chính của các tổ chức giáo dục là đem lại lợi ích gì cho xã hội, cho cộng đồng, và trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa cũng vậy. Để phát triển mục tiêu này, lãnh đạo nhà trường cần trả lời câu hỏi làm thế nào để tăng nâng cao nguồn thu cho trường nhưng đồng thời vẫn đảm bảo về uy tín và chất lượng đào tạo?

Mục tiêu khách hàng: Để phát triển mục tiêu khách hàng, Ban giám hiệu nhà trường cần xác định khách hàng mà nhà trường hướng đến là ai? là khách hàng nội bộ hay khách hàng bên ngoài? cần phải ưu tiên phát triển các mục tiêu để đạt được sự xuất sắc trong hoạt động, nâng cao uy tín của trường, và đáp ứng linh hoạt yêu cầu nguồn lực theo sự phát triển không ngừng của xã hội.

Mục tiêu quy trình nội bộ: Để phát triển mục tiêu quy trình nội bộ, cần phát triển các mục tiêu cho các quy trình: quy trình xử lý công việc nhanh chóng và hiệu quả, quy trình quản lý sinh viên, quy trình nghiệp vụ, quy trình đổi mới và quy trình điều chỉnh và xã hội. Quy trình quản lý nghiệp vụ là một chuỗi các công việc có cấu trúc hoặc bán cấu trúc được thực hiện theo trình tự nối tiếp hay song song bởi hai hay nhiều cá nhân để đạt được mục đích chung. Với quy trình này các công việc được thực hiện một cách logic, tuần tự của nhiều người cho một mục đích cuối cùng. Quy trình quản lý khách hàng là chiến lược, phương cách và công nghệ trong lĩnh vực quản lý quan hệ khách hàng. Quy trình đổi mới là chiến lược, giải pháp để tái cơ cấu, tổ chức lại cách thức vận hành quy trình nghiệp vụ nhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, sản xuất. Quy trình điều chỉnh và xã hội là các chiến lược, hoạt động để xây dựng hình ảnh của tổ chức trong cộng đồng, bằng cách thể hiện trách nhiệm, mối quan tâm và những đóng góp cho cộng đồng.

Mục tiêu đào tạo và phát triển: Để phát triển mục tiêu đào tạo và phát triển, cần phải phát triển các mục tiêu cho nguồn vốn con người, nguồn vốn công nghệ và nguồn vốn tổ chức. Song song với việc phát triển mục tiêu cho các viễn cảnh của thẻ điểm cân bằng, cần phải xây dựng biện pháp thực hiện được các mục tiêu đó và chỉ ra kết quả của việc thực hiện các biện pháp là gì? Sau khi làm tốt các bước trên chúng ta có thể vẽ nên một bản đồ chiến lược cho tổ chức. Sau đây sẽ là hình vẽ minh họa cho một bản đồ chiến lược BSC (Hình 2.6) (Niven, 2009).

Cách thiết lập bản đồ chiến lược chung như sau:

+ Lựa chọn cấu trúc tài liệu, vị trí thứ bậc các viễn cảnh theo niềm tin và kì vọng của tổ chức.

+ Thiết kế màu sắc, biểu tượng, hình ảnh chủ đạo cho bản đồ nhằm tạo sự sống động và ấn tượng.

+ Điền chính xác các mục tiêu đã được xác định trong từng viễn vào vị trí của nó. Quy trình lập bản đồ chiến lược như sau:

Hình 2.6: Cấu trúc của bản đồ chiến lược.

(Nguồn: Balanced Scorecard, Paul R. Niven, 2009).

Mục tiêu kinh doanh

Tài chính Khách hàng Quy trình nội bộ Đào tạo và phát triển Mục tiêu tài chính Mục tiêu khách hàng

Mục tiêu quy trình nội bộ

Mục tiêu đào tạo và phát triển

Mục tiêu … Hoạt động Sản phẩm Khách hàng Điều chỉnh và xã hội Đổi mới Quản lý khách hàng Quản lý nghiệp vụ

Nhân lực Thông tin Tổ chức

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp điểm cân bằng (balanced scorecard – bsc) để đánh giá hiệu quả công việc tại trường trung học kinh tế khánh hòa (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)