Một số kinh nghiệm rút ra từ việc áp dụng phương pháp BSC và KPI để đánh

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp điểm cân bằng (balanced scorecard – bsc) để đánh giá hiệu quả công việc tại trường trung học kinh tế khánh hòa (Trang 133 - 134)

7. Kết cấu của luận văn

3.3Một số kinh nghiệm rút ra từ việc áp dụng phương pháp BSC và KPI để đánh

giá hiệu quả công việc tại Phòng Đào tạo trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa.

Qua quá trình đánh giá công tác thí điểm ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả công việc tại Phòng Đào tạo trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa tác giả rút ra một số kinh nghiệm cụ thể như sau:

+ Thứ nhất: Hướng dẫn thực hiện.

Trước tiên, nhà trường phải thành lập một tiểu ban chuyên trách về BSC. Tiểu ban này cần bao gồm một đồng chí nằm trong Ban giám hiệu, một số cán bộ chủ chốt của các phòng ban chức năng và dẫn đầu là một cán bộ chủ chốt của Phòng Kế toán – Tài chính. Vì BSC xuất phát điểm là một công cụ của kế toán quản trị nên nó đòi hỏi người trưởng ban phải am hiểu rất rõ về kế toán và hệ thống các thước đo đánh giá hiệu quả công việc. Tiểu ban này có thể bao gồm một vài chuyên gia đã triển khai BSC thành công ở các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu khác hoặc các tư vấn viên.

+ Thứ hai: Chuẩn bị cho sự thay đổi.

Thực hiện phổ biến chiến lược và công cụ BSC đến với toàn thể CBCNV Nhà trường, tiểu ban BSC phải đảm bảo chiến lược phát triển của Nhà trường đến năm 2015 đã được hiểu thông suốt và những thắc mắc về BSC được giải đáp thỏa đáng.

Xây dựng hệ thống tiêu chí để đánh giá sự đóng góp của nhân viên trong việc thực hiện BSC.

+ Thứ ba: Cụ thể hóa chiến lược thành các mục tiêu và thước đo trên bốn phương diện tài chính, khách hàng, qui trình hoạt động nội bộ và học hỏi phát triển.

+ Thứ tư: Đảm bảo các mục tiêu và thước đo đã triển khai được truyền đạt thông suốt trong nhà trường.

Chiến lược của Nhà trường không thể thành công nếu không có sự cam kết thực hiện của toàn thể CBCNV. Vì vậy, tiểu ban BSC cần kết hợp với các bộ phận tham gia xây dựng các báo cáo để thu thập, nắm bắt, kiểm soát, điều chỉnh về việc thực hiện BSC.

+ Thứ năm: Vạch ra hành động thực hiện.

Sau khi đã có mục tiêu và thước đo, nhà trường phải lập kế hoạch hành động để đạt được những mục tiêu đã lập và đo lường việc thực hiện các mục tiêu này.

+ Thứ sáu: Theo dõi và đánh giá

Trong thời gian đầu triển khai chiến lược và áp dụng BSC để đánh giá hiệu quả công việc, những hành vi bất thường có thể xảy ra. Có thể những thước đo bị hiểu sai hoặc việc truyền đạt thông tin đến toàn thể CBCNV không chính xác vì phải thông qua nhiều cấp hoặc các báo cáo không phù hợp, các thước đo chưa đánh giá đúng mục tiêu. Vì vậy, tiểu ban BSC và Ban giám hiệu nhà trường phải luôn theo sát, nắm bắt tình hình thực hiện BSC để kịp thời xem xét, điều chỉnh các nội dung chưa phù hợp. Công tác kiểm tra, đánh giá phải thực hiện liên tục và nghiêm túc.

Vào cuối mỗi năm, Ban giám hiệu nhà trường cần có buổi tổng kết đánh giá quá trình triển khai chiến lược và thực hiện BSC trước toàn thể CBCNV nhà trường để thấy được những bước tiến của nhà trường trên con đường thực hiện chiến lược đồng thời tuyên dương các CBCNV đã tích cực tham gia thực hiện chiến lược đồng thời rút kinh nghiệm để tiếp tục triển khai chiến lược cho các năm sau.

Trên đây tác giả đã rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình đánh giá hiệu quả công việc tại trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa, tuy nhiên do hạn chế về năng lực nghiên cứu và thời gian hoàn thành khóa luận, cũng như điều kiện áp dụng thí điểm mô hình xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, nên tác giả còn gặp phải một số vấn đề chưa được hoàn thiện sau:

- Thứ nhất, việc xây dựng hệ thống đánh giá mang tính giả định, vì quá trình xây dựng các mục tiêu do tác giả tự đặt ra qua tìm hiểu tài liệu nghiên cứu. Tuy nhiên, trong thực tế, quá trình này còn được xây dựng dựa trên ý kiến của chuyên gia, của nhà điều hành cấp cao và việc thu thập ý kiến của nhóm thẻ điểm cân bằng.

- Thứ hai, chưa xây dựng được hệ thống năng lực để làm cơ sở đánh giá năng lực của nhân viên.

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp điểm cân bằng (balanced scorecard – bsc) để đánh giá hiệu quả công việc tại trường trung học kinh tế khánh hòa (Trang 133 - 134)