Chỉ số đo lường hiệu suất công việc – Key Performance Indicator (KPI)

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp điểm cân bằng (balanced scorecard – bsc) để đánh giá hiệu quả công việc tại trường trung học kinh tế khánh hòa (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2 Chỉ số đo lường hiệu suất công việc – Key Performance Indicator (KPI)

1.2.1 Khái niệm.

Xuất phát từ yêu cầu của việc đo lường các kết quả thực hiện trong DN, phương pháp KPI đã được giới thiệu tại Mỹ từ những năm 80 của thế kỉ XX. Sau đó cùng với sự ra đời của phiếu điểm cân bằng của 2 tác giả Robert S.Kaplan và David Norton, KPI được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới như là một phương thức hữu hiệu để đo lường hiệu suất công tác thông qua việc thiết lập được một hệ thống các thước đo hiệu suất. Hiện nay, phương pháp KPI đang được tiển khai khá mạnh tại Việt Nam, đặc biệt là tại các DN đã áp dụng thành công ISO 9001.

KPI là phương pháp đo lường hiệu suất (kết quả thực hiện công việc) bằng cách thiết lập một hệ thống chỉ số hiệu suất (một tập hợp có tính hệ thống của các chỉ số đo lường hướng vào các phương diện hoạt động của tổ chức), bao gồm khoảng 100 chỉ số, chia làm 3 loại chỉ số: KRI (chỉ số kết quả cốt yếu), PI (chỉ số hiệu suất) và KPI (chỉ số hiệu suất cốt yếu). Theo David Parmenter, có 3 loại chỉ số đo lường hiệu suất là:

Hình 1.6: Ba loại chỉ số đo lường hiệu suất.

(Nguồn: Các chỉ số đo lường hiệu suất, David Parmenter, 2009).

- Loại 1: Chỉ số kết quả cốt yếu – KRI (kết quả): cho biết bạn đã làm được những gì với 1 viễn cảnh (tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, đào tạo và phát triển, môi trường và cộng đồng, sự hài lòng của nhân viên...) trong chiến lược của tổ chức.

- Loại 2: Chỉ số hiệu suất – PI: cho biết bạn cần phải làm gì.

- Loại 3: Chỉ số hiệu suất cốt yếu – KPI (hiệu suất): cho biết bạn phải làm gì để tăng hiệu suất lên một cách đáng kể.

Để đo lường hiệu suất cần phải thiết lập hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất. Trọng tâm của các chỉ số hiệu suất này là đo lường các quá trình và các kết quả cốt yếu nhất quyết định đến thành công của tổ chức. Hướng theo sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược của tổ chức, hệ thống chỉ số này được thiết kế phân tầng từ cấp tổ chức đến cấp tổ/ nhóm/ cá nhân, thể hiện được kết quả hoạt động của tất cả các cấp độ trong tổ chức. Do đó, nhiều chỉ số đo lường hiệu suất sử dụng trong các tổ chức là hỗn hợp của 3 loại chỉ số nói trên. Chỉ số kết quả cốt yếu khác với chỉ số hiệu suất cốt yếu. Khi nói đến kết quả người ta chỉ quan tâm đến mục tiêu đạt được, còn khi nhắc đến hiệu suất người ta quan tâm đến mục tiêu đạt được dựa trên nguồn lực có sẵn. Phép loại suy theo lối bóc hành có thể được sử dụng để mô tả mối quan hệ của 3 loại chỉ số này. Lớp ngoài cùng mô tả tình trạng tổng thể của củ hành, lượng ánh sáng, nước và dưỡng chất nó nhận được; cách thức xử lý ra sao từ lúc thu hoạch cho đến khi được bày bán trong

KRI PI KPI Bóc lớp vỏ để có được các chỉ số PI Bóc tới lớp vỏ trong cùng để có được các chỉ số KPI

siêu thị. Tuy nhiên, khi bóc các lớp của củ hành ra, ta sẽ có thêm nhiều thông tin hơn. Các lớp từ ngoài vào trong tượng trưng cho các chỉ số hiệu suất khác nhau, và lớp trong cùng chính là chỉ số hiệu suất chính yếu (Hình 1.6) (Pamenter, 2003).

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp điểm cân bằng (balanced scorecard – bsc) để đánh giá hiệu quả công việc tại trường trung học kinh tế khánh hòa (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)