Hình thành hệ thống báo cáo

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp điểm cân bằng (balanced scorecard – bsc) để đánh giá hiệu quả công việc tại trường trung học kinh tế khánh hòa (Trang 98 - 99)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4.4Hình thành hệ thống báo cáo

Xây dựng một hệ thống quản lý tổ chức sử dụng công cụ BSC và KPI là một công việc khá đồ sộ. Vì vậy, các tổ chức nên tìm đến sự hỗ trợ của các phần mềm thẻ điểm cân bằng. Phần mềm được sử dụng phải đảm bảo yêu cầu báo cáo và phân tích hiệu quả các thước đo thẻ điểm và thuyết phục được các nhân viên sử dụng nó. Khi lựa chọn phần mềm, bạn nên cân nhắc một số vấn đề về: thiết kế, các công cụ báo cáo và phân tích mạnh mẽ, linh hoạt, các khía cạnh kĩ thuật, tính bảo trì, bảo mật. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề mà đơn vị cần phải tìm hiểu, các giải pháp thẻ điểm tự động hóa mang lại nhiều lợi ích và luôn phát triển phức tạp hơn nhưng chi phí không phải lúc nào cũng rẻ. Các loại phí tư vấn, đào tạo, bảo trì và cập nhật phiên bản mới là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, chúng ta cũng có thể phát triển một hệ thống báo cáo của riêng đơn vị mình. Sau đây là minh họa về hệ thống báo cáo của công ty (Hình 2.13). Có thể thấy đây là một hệ thống báo cáo liên tục, được xây dựng một cách đơn giản, có sự so sánh giữa công việc hàng ngày và mục tiêu vừa có tính lý thuyết, vừa đi vào thực tế. Khi nhìn vào hệ thống này, chúng ta có thể dễ dàng lập nên một hệ thống báo

Đánh giá hiệu quả công việc dựa trên KPI

Đánh giá hiệu quả công việc dựa vào năng lực

Đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên

cáo tương tự. Nhưng hạn chế của báo cáo này là hệ thống được xây dựng chưa cụ thể và chi tiết bởi nó chưa đề cập đến các phòng ban cụ thể, xem qua chỉ thấy được sơ đồ khái quát nhất của hệ thống.

Hình 2.13: Hệ thống báo cáo dựa trên BSC và KPI.

(Nguồn: Tài liệu tác giả sưu tầm).

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp điểm cân bằng (balanced scorecard – bsc) để đánh giá hiệu quả công việc tại trường trung học kinh tế khánh hòa (Trang 98 - 99)