Các tiêu chí để lựa chọn và áp dụng thẻ điểm cân bằng

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp điểm cân bằng (balanced scorecard – bsc) để đánh giá hiệu quả công việc tại trường trung học kinh tế khánh hòa (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.4 Các tiêu chí để lựa chọn và áp dụng thẻ điểm cân bằng

Trước khi đi đến kết luận rằng thẻ điểm cân bằng ở mức cao nhất là sự lựa chọn tốt nhất cho tổ chức của mình thì cần nên cân nhắc một số tiêu chí trong việc đưa ra quyết định quan trọng này.

Hình 1. 5 Bảy tiêu chí để lựa chọn điểm bắt đầu thẻ điểm cân bằng.

(Nguồn: Balanced Scorecard, Paul R. Niven, 2009).

a) Chiến lược.

Xét cho cùng thì thẻ điểm cân bằng là phương pháp luận được thiết kế để hỗ trợ việc diễn giải chiến lược thành những mục tiêu và thước đo – điều cho phép đánh giá được tính hiệu quả trong việc triển khai chiến lược đó, nếu thiếu đi chiếc gậy chiến

Sự bảo trợ Chiến lược

Dữ liệu Thẻ điểm cân bằng Nhu cầu

Nguồn lực

Phạm vi

Sự ủng hộ từ những người tham gia

lược cắm trên mặt đất thì rất có thể bạn sẽ kết thúc bằng một tập hợp thước đo tài chính và phi tài chính – những thứ chẳng hề liên kết với nhau nhằm trình bày câu chuyện chiến lược của mình.

b) Sự bảo trợ.

Sự bảo trợ được xem là sự cần thiết sống còn đối với nỗ lực xây dựng thẻ điểm cân bằng. Các kiến trúc sư thẻ điểm Kaplan và Norton tin rằng sự cam kết của ban quản lý cấp cao là cần thiết bởi vì họ là những người thấu hiểu rõ nhất chiến lược của công ty, là những người có quyền quyết định cao nhất và là người có quyền tạo nên các cam kết đối với chương trình thẻ điểm cân bằng.

Nếu ban quản lý cấp cao chỉ cung cấp sự hỗ trợ hời hợt và thiếu trách nhiệm cho thẻ điểm cân bằng, nhân viên sẽ nhanh chóng xác định rằng không nên mất thời gian và công sức vào dự án này bởi họ đã “theo dõi điều mà sếp quan sát”, cũng như biết phải chú ý vào những dự án nào.

c) Nhu cầu về thẻ điểm cân bằng.

Thẻ điểm cân bằng chỉ thực sự phát huy tác dụng với những tổ chức thực sự có nhu cầu về nó, bởi khi khi thực sự có nhu cầu về nó thì tất cả mọi người trong tổ chức mới có thể đủ nhiệt huyết, kiên trì để thực hiện và chăm lo cho nó.

d) Sự ủng hộ của nhà quản lý và quan sát viên chủ chốt.

Không phải tất cả các thành viên của nhóm này sẽ sẵn lòng tham gia như vậy, một số nhà quản lý và giám sát viên thường giữ im lặng, điều khiến công nhân của họ nhanh chóng cho rằng đây là dấu hiệu đáng nghi vấn về sự ủng hộ của cấp trên đối với chương trình. Khi lựa chọn đơn vị tổ chức để xây dựng thẻ điểm cân bằng thì hãy đưa ra sự đánh giá thành thật về nhóm quản lý và giám sát viên mà bạn phải dựa vào để nhận được sự tham gia và ủng hộ.

e) Phạm vi tổ chức.

Đơn vị bạn chọn phải thực hiện cả loạt hoạt động theo chuỗi giá trị điển hình của một tổ chức. Nói cách khác nó phải có chiến lược, khách hàng được xác định, các quy trình cụ thể, điều hành và quản lý. Việc lựa chọn một đơn vị với một tiêu điểm chức năng hẹp sẽ tạo nên một thẻ điểm cân bằng với những thước đo tập trung vào chức năng hẹp.

f) Dữ liệu.

hóa đo lường tức là liệu họ có tuân thủ sự quản lý bởi một tập hợp cân bằng những thước đo hiệu suất hay không. Thứ hai, liệu đơn vị đó có thể cung cấp đủ dữ liệu cho các thước đo hiệu suất đã được lựa chọn hay không. Khó để có thể đánh giá được điều này ngay từ đầu bởi ít nhất một trong số thước đo trong thẻ điểm cân bằng của bạn có lẽ vẫn còn mới với những nguồn dữ liệu vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, nếu đơn vị đó gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu cho các thước đo hiệu suất hiện tại thì sẽ rất khó có thể cung cấp dữ liệu mà bạn cần cho thẻ điểm cân bằng của mình.

g) Nguồn lực.

Chúng ta không thể tự mình xây dựng hệ thống quản lý mới này, các thẻ điểm cân bằng tốt nhất được tạo ra từ một nhóm gồm những cá nhân đồng lòng hướng tới một mục tiêu chung vì sự hoàn hảo, hãy đảm bảo rằng đơn vị mà chúng ta chọn lựa chọn sẵn sàng và có thể cung cấp nguồn lực phong phú cho việc thực thi.

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp điểm cân bằng (balanced scorecard – bsc) để đánh giá hiệu quả công việc tại trường trung học kinh tế khánh hòa (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)