7. Kết cấu của luận văn
2.4. Tóm tắt chương II
Chương II tác giả đã tổng hợp các nguyên tắc khi xây dựng và áp dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả công việc. Đồng thời cũng trong chương này, tác giả cũng khái quát về phương pháp ứng dụng BSC và KPI để đánh giá hiệu quả công việc tại trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa thông qua các việc cụ thể như: khảo sát hiện trạng của nhà trường để biết được về sứ mệnh, các giá trị cốt lõi, tầm nhìn và chiến lược phát triển của nhà trường trong tương lai.
Một nội dung khá quan trọng trong chương II đó là chúng ta đi xây dựng quy trình thiết lập thẻ điểm cân bằng tại trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa được tiến hành gồm có 11 bước từ công việc đầu tiên là lựa chọn thẻ điểm cân bằng đến công việc cuối cùng là duy trì và cập nhật thẻ điểm.
Ngoài ra trong chương II tác giả đã thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc. Một công việc cũng rất quan trọng của chương II mà chúng ta đã làm được
đó là xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên dựa trên KPI và dựa trên năng lực. Từ việc xây dựng trên chúng ta tiến hành tổng hợp đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của nhân viên rồi hình thành hệ thống báo cáo và từ đó đề xuất giải pháp lương, thưởng dựa trên kết quả thực hiện công việc. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả trong quá trình ứng dụng BSC và KPI để đánh giá hiệu quả công việc thì chúng ta cũng cần lưu ý một số vấn đề.
Chương II này chính là nền tảng để chúng ta thực hiện những công việc cụ thể trong chương III là thực hiện đánh giá hiệu quả công việc tại Phòng Đào tạo Trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa. Từ những đánh giá về hiệu quả công việc trong chương III chúng ta sẽ tiến hành đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả công việc tại trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa: đó chính là nội dung của chương III.
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC TẠI PHÒNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC KINH TẾ KHÁNH HÒA
Hiện tại, hệ thống đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên bằng công cụ BSC và KPI chưa được áp dụng tại trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa. Do điều kiện không cho phép được thí điểm thực tế và do sự hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu, nên quá trình xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc tại trường Trung Học Kinh Tế Khánh Hòa còn gặp phải những khó khăn nhất định vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác. Do đó, việc xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc cho từng cán bộ nhân viên là một công việc hết sức khó khăn, cần sự hỗ trợ của nhiều người trong một tổ chức, việc xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc chỉ do cá nhân tôi thực hiện. Vì vậy, trong phần nghiên cứu ứng dụng thực tế của mình tôi xin phép chỉ chọn việc xây dựng hệ thống đánh giá công việc cho các cán bộ nhân viên thuộc phòng Đào tạo của trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa.