Ứng dụng BSC và KPI trong xây dựng chương trình đào tạo nhân viên

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp điểm cân bằng (balanced scorecard – bsc) để đánh giá hiệu quả công việc tại trường trung học kinh tế khánh hòa (Trang 40 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.4Ứng dụng BSC và KPI trong xây dựng chương trình đào tạo nhân viên

Bất kỳ tổ chức nào cũng đều muốn sở hữu cho mình một đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả: Linh hoạt và giàu kinh nghiệm. Do đó, việc đào tạo các kỹ năng làm việc cần thiết cho nhân viên luôn luôn được các đơn vị, tổ chức quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên để đào tạo đúng cách, chi phí không cao mà đạt được hiệu quả không phải là việc làm dễ dàng.

Căn cứ vào chiến lược đã được xây dựng, tổ chức sẽ xác định mục tiêu mong muốn đạt được của tổ chức mình nhằm cụ thể hóa các chiến lược. Bước tiếp theo có vai trò rất quan trọng vì khoảng cách chênh lệch giữa thực trạng và mục tiêu sẽ gia tăng nếu việc truyền đạt từ cao xuống thấp không hiệu quả và kém chính xác. Bước này yêu cầu các phòng ban xác định rõ trách nhiệm của mình hướng theo mục tiêu của tổ chức. Từ đó, mỗi bộ phận/ phòng ban tiếp tục thiết lập các mục tiêu sao cho hài hòa, cân đối với mục tiêu chung của tổ chức. Nếu bước này không được thực hiện, các tổ chức sẽ phải đối mặt với sự mất cân đối, sự chồng chéo và không phân định rạch ròi trách nhiệm có liên quan. Bước này góp phần tạo ra khoảng cách chênh lệch giữa các mục tiêu. Và khoảng cách ấy sẽ gia tăng nếu tổ chức không thực hiện chính xác bước làm kế tiếp. Như vậy, sau khi phổ biến và đã chuyển hóa thành mục tiêu của từng bộ phận phòng ban, mỗi một cá nhân trong tổ chức đóng vai trò là nhân tố quyết định sẽ xác định trách nhiệm, quyền hạn của mình cũng như thiết lập các mục tiêu cụ thể. Điều này đặc biệt quan trọng đối với mong muốn thực thi chiến lược vì mỗi thành viên cần phải biết mình sẽ làm gì, trách nhiệm của mình như thế nào trong tổ chức. Bản chất của hoạt động này nhằm tạo ra sự chặt chẽ, thống nhất theo mối quan hệ ngang và dọc trong một tổ chức vì có sự đồng nhất về mục tiêu cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chức năng khác nhau và từng cá nhân trong tổ chức.

Theo nguyên tắc của BSC, mục tiêu của công ty sẽ phải là sự giao hòa giữa 4 khía cạnh mà BSC đề cập đến. Một khi đã xây dựng hệ thống đo lường này, bước tiếp theo các tổ chức, đơn vị cần chỉ rõ những tiêu chí đánh giá chỉ số thực hiện then chốt phù hợp với 4 tiêu chí của BSC.

Các KPI đối với quá trình đánh giá nhân viên có thể bao gồm: Trình độ học vấn, sự cập nhật kiến thức qua các phương tiện truyền thông, việc học ngoài giờ, số lượng sáng kiến, cải tiến công việc, trình độ ngoại ngữ để giao tiếp và khả năng tham khảo thông tin khoa học, công nghệ…Tuy nhiên, điều quan trọng là tổ chức cần xác định các KPI phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực của nhân viên mà không thể liệt kê một cách chung chung, trừu tượng và khó hiểu.

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp điểm cân bằng (balanced scorecard – bsc) để đánh giá hiệu quả công việc tại trường trung học kinh tế khánh hòa (Trang 40 - 41)