Quy trình thiết lập thẻ điểm cân bằng tại trường Trung học Kinh tế

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp điểm cân bằng (balanced scorecard – bsc) để đánh giá hiệu quả công việc tại trường trung học kinh tế khánh hòa (Trang 114 - 117)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2Quy trình thiết lập thẻ điểm cân bằng tại trường Trung học Kinh tế

3.2.2.1 Lựa chọn nhóm thẻ điểm cân bằng.

Năm 2013, trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa sẽ áp dụng mô hình thẻ điểm cân bằng vào đánh giá hiệu quả công việc. Ban lãnh đạo nhà trường sẽ tiến hành lựa chọn nhóm thẻ điểm cân bằng gồm những thành viên sau: Ban giám hiệu, các trưởng phòng ban, các trưởng khoa, các chuyên viên của nhà trường. Đây là nhóm đối tượng chịu trách nhiệm tiên phong xây dựng, triển khai và duy trì thẻ điểm cân bằng cho nhà trường.

3.2.2.2 Lựa chọn các viễn cảnh của thẻ điểm và phát triển các mục tiêu cho các viễn cảnh của thẻ điểm.

Dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, phân tích SWOT, phân tích chiến lược từ đó Ban giám hiệu nhà trường thảo luận xác định các viễn cảnh và các mục tiêu

Giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động và đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

Xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cao, kỹ năng tinh luyện, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

Phương châm “Lý thuyết vững chắc – Thực hành thành

thạo” là kim chỉ nam cho sự tồn tại và phát triển của trường

trên BSC. Qua từng năm xây dựng và triển khai thì nhà trường tiến hành rút kinh nghiệm cho các năm tiếp theo.

Các viễn cảnh: Nhà trường lựa chọn 4 viễn cảnh của thẻ điểm là: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và con người (đào tạo và phát triển), theo Ban giám hiệu nhà trường thì thông qua 4 viễn cảnh này là đủ để bao quát hầu hết các thành phần, cho phép thu hút được các bên liên quan chủ chốt của tổ chức cũng như mô tả được cách thức cuối cùng sẽ phục vụ từng đối tượng và nhờ đó thực thi chiến lược một cách thành công.

Các mục tiêu: Nhóm mục tiêu cho 4 viễn cảnh được Ban giám hiệu nhà trường thống nhất và quyết định như sau: (Xem phụ lục 2).

3.2.2.3 Lập bản đồ chiến lược.

Cách thức xây dựng Bản đồ chiến lược được mô tả ở mục 2.2.2.4 chương II. Theo đó, lập nên bản đồ chiến lược ứng dụng BSC tại trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa như sau (Hình 3.4) (Farid, 2008).

Hình 3.4: Bản đồ chiến lược BSC của Phòng đào tạo.

(Nguồn: Phòng Đào tạo trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa).

HỌC TẬP VÀ PHÁT

TRIỂN - Kỹ năng

- Quá trình đào tạo - Kiến thức

TÀI CHÍNH

Giá trị đem lại cho các bên tham gia (dài hạn)

KHÁCH HÀNG

QUY TRÌNH NỘI BỘ

Chiến lược phát triển Chiến lược tài chính

Chênh lệch thu chi hoạt động sự nghiệp có thu

Tăng cường hiệu quả hoạt động của

các bộ phận

Tăng các nguồn thu

Tăng lợi ích cho các bên

Gia tăng các lợi ích đem lại cho khách hàng

Học phí Chất lượng Quan hệ đối tác Dịch vụ cộng đồng Phát triển Công tác tuyển sinh Quy trình tuyển sinh chặt chẽ, khoa học Công tác lập kế hoạch đào tạo

Công tác đánh giá hoạt động giảng dạy Công tác phục vụ Quy trình lập kế hoạch, chương trình đào tạo khoa học và sự đổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mới

Quy trình đánh giá hiệu quả

hoạt động giảng dạy chi

tiết

Nguồn nhân lực Nguồn thông tin Nguồn lực của tổ chức Quy trình cung cấp dịch vụ nhanh chóng hiệu quả - Hệ thống - Cơ sở dữ liệu - Mạng lưới - Văn hóa - Lãnh đạo - Hợp tác - Làm việc nhóm

3.2.2.4 Lựa chọn các thước đo hiệu suất cho các mục tiêu trong các viễn cảnh của thẻ điểm. thẻ điểm.

Dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, phân tích SWOT, phân tích chiến lược từ đó Ban giám hiệu nhà trường thảo luận xác định các thước đo trên BSC. Qua từng năm xây dựng và triển khai thì nhà trường tiến hành rút kinh nghiệm cho các năm tiếp theo.

Dự kiến năm 2013 nhà trường xây dựng khoảng 70 chỉ tiêu phân bố đều trong 4 viễn cảnh: khách hàng, tài chính, quá trình nội bộ, đào tạo và phát triển.

Ngoài ra, để hỗ trợ cho quá trình đánh giá và lựa chọn các thước đo hiệu suất cho năm tiếp theo được hiệu quả, Ban giám hiệu nhà trường phối hợp cùng với nhóm thẻ điểm cân bằng trong toàn trường tiến hành khảo sát lấy ý kiến của CBCNV ở các phòng ban bộ phận trong trường. Thông qua mẫu phiếu Ban giám hiệu nhà trường có thể biết được ý kiến của nhân viên đối với các thước đo trên thẻ điểm cũ cũng như những đóng góp của họ cho thẻ điểm cân bằng mới. Mẫu Phiếu khảo sát của nhà trường năm 2013 (được đính kèm phụ lục 1).

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp điểm cân bằng (balanced scorecard – bsc) để đánh giá hiệu quả công việc tại trường trung học kinh tế khánh hòa (Trang 114 - 117)