7. Kết cấu của luận văn
3.2.1 Khảo sát hiện trạng
Để phân tích SWOT của Phòng Đào tạo, trước tiên ta cần đánh giá cái gì tốt, cái gì không tốt trong hoạt động hiện tại và trong tương lai của phòng bằng cách thu thập các thông tin bao gồm thông tin về sản phẩm, các ý tưởng triển khai công việc, phương pháp thực hiện, chiến lược, cơ hội, đối tác, nguồn lực, đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn. Sau quá trình thu thập thông tin, thực hiện tổng hợp để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Qua quá trình thu thập và tổng hợp thông tin, kết quả phân tích SWOT của phòng đào tạo như sau:
9
9
Bảng 3.1: Phân tích SWOT của Phòng đào tạo. S (Điểm mạnh)
- Trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa là một trường có uy tín về chất lượng đào tạo kinh tế hệ TCCN có của tỉnh Khánh Hòa . - Phòng Đào tạo được đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng, điều phối và đảm bảo kế hoạch giảng dạy qua việc thu thập các phản ứng của người học về giảng viên. Qua đó là nơi có cái nhìn rõ nhất về năng lực của các giáo viên trong trường cũng như nhu cầu của người học.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ trung năng động, có trình độ chuyên môn và luôn có ý thức học hỏi cũng như có kiến thức về thực tế cuộc sống.
W (Điểm yếu)
- Quy mô còn nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ lập kế hoạch giảng dạy cho toàn trường do đây là một mô hình mới. Vì vậy phòng còn nhiều việc phải tiếp tục hoàn thiện trong việc đề ra các chiến lược phát triển hiệu quả cho Phòng Đào tạo, qua đó thực hiện tốt chức năng kế hoạch giảng dạy, thống kế điểm, công tác tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh tất cả các bậc, hệ trong toàn trường ...
- Còn bị ràng buộc nhiều bởi các quy định của Sở giáo dục nên chưa thể áp dụng sâu rộng các mô hình đào tạo tiên tiến trên.
- Là một mô hình mới cần nhiều đầu tư để nâng cao hiệu quả hoạt động, tuy nhiên dù đã rất cố gắng, nhưng Trường chưa thể đầu tư mạnh để phát triển Phòng đào tạo do còn rất nhiều các hạng mục khác cần được ưu tiên hơn.
O (Cơ hội)
- Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới nói chung và giáo dục nói riêng nên việc đảm bảo về chất lượng đào tạo là tôn chỉ hàng đầu của các trường đại học, cao đẳng và TCCN
T (Thách thức)
- Các trường quốc tế ngày một nhiều ở Việt Nam. Khi mức độ quốc tế hóa các trường cao ở trong nước, với ưu thế của mình các trương này dễ thu hút các thí sinh tham gia nhiều hơn. Thách thức đối với trường là
1
0
0
trong nước.
- Ngành kinh tế nước ta đang trên đà phục hồi và phát triển nên nhu cầu đào tạo ra các sinh viên kinh tế còn rất cao.
- Trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa là một trường thu hút được rất nhiều học sinh không chỉ trong tỉnh Khánh Hòa mà còn các học sinh trong cả nước theo học hệ trung cấp theo thuộc các khối ngành kinh tế.
- Các trường trường đại học, cao đẳng và TCCN trong tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng các kế hoạch, chương trình đào tạo linh hoạt phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế.
đảm bảo đào tạo không thua kém các trường quốc tế.
- Trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa đào tạo về lĩnh vực kinh tế. Đây là một lĩnh vực nhạy cảm và có biến động thường xuyên, vì vậy việc đề ra các mục tiêu để đào tạo rất dễ bị lỗi thời do không còn phù hợp với thực tế.
- Với đặc thù của Việt Nam, các kiến thức của kinh tế thế giới chưa hẳn đã phù hợp và vì vậy, các yêu cầu về đào tạo phải phù hợp với cả kinh tế thế giới cũng như yêu cầu nhân lực trong nước. Đây là một thách thức rất lớn cho yêu cầu đào tạo Trung học Kinh tế Khánh Hòa nói riêng và ngành giáo dục Việt Nam nói chung.
- Các trường cùng ngành đào tạo trong nước ngày càng được đầu tư mạnh mẽ cả về con người lẫn cơ sở vật chất. Điều này tạo sức ép đòi hỏi Phòng Đào tạo của nhà trường cần xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội. Công tác tuyển sinh của nhà trường càng khó khăn hơn, bởi vì ngày nay các trường TCCN được mở ra như “Nấm sau mưa’’, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Do Phòng đào tạo chỉ là một đơn vị trực thuộc trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa nên sứ mạng, chiến lược, mục tiêu hoạt động của Phòng cũng dựa trên sứ mạng, chiến lược và mục tiêu hoạt động của trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa. Theo đó, trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa đã tuyên bố sứ mạng, tầm nhìn và chiến lược của mình đến năm 2015 như sau:
Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa Sứ mệnh
Tầm nhìn
Trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa là trường đào tạo nhân lực chuyên ngành vực kế toán, tài chính – ngân hàng có uy tín, nhà trường thực hiện phương châm giáo dục – đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Hoạt động của nhà trường nhằm mục đích cung ứng nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, tác phong công nghiệp phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, phục vụ cho đất nước hội nhập nền kinh tế thế giới.
Trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa trở thành một
trường đào tạo uy tín cả về lý thuyết và kỹ năng thực hành các
ngành kế toán, tài chính – ngân hàng, công nghệ thông tin,
xây dựng, ngang tầm với các cơ sở đào tạo uy tín tại Khánh Hòa và trong cả nước.
Đến năm 2013 lên đại học, phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo đa ngành, đa cấp cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
Đầu tư xây dựng có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giảng viên và sinh viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy và học.
Cung cấp cho người học môi trường học tập tốt nhất, đảm bảo cho người học vững vàng và thích ứng nhanh với sự phát triển của đất nước.
Giá trị
Các giá trị cốt lõi:
Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm
Các mục tiêu chiến lược: Từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa đạt được các mục tiêu sau:
- Mục tiêu chiến lược 1: Không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo và danh tiếng của trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa.
- Mục tiêu chiến lược 2: Đáp ứng linh hoạt yêu cầu nguồn nhân lực theo sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa và của cả nước.
- Mục tiêu chiến lược 3: Nâng cao năng lực nghiên cứu của toàn thể CBNV. - Mục tiêu chiến lược 4: Khai thác tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tối đa nhu cầu của sinh viên, giảng viên và cán bộ công nhân viên, và đảm bảo khả năng phát triển bền vững của nhà trường.