Xem lời nói đầu của Luật Thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thương mại khi việt nam gia nhập wto (Trang 54 - 55)

của nước khác được biết trước. Các chế định của WTO cũng còn được thiết lập nhằm thực hiện chức năng của các căn cứ pháp lý vững chắc để các nước thương lượng, dàn xếp, thoả thuận các chính sách, quy tắc thương mại đa biên, giải quyết các bất đồng, tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động thương mại quốc tế12.

- Xét về mặt phạm vi điều chỉnh, Luật Thương mại Việt Nam chủ yếu điều chỉnh các hành vi thương mại, xác định địa vị pháp lý của thương nhân và quy định những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại Việt Nam13. Các hành vi thương mại theo quy định của Luật (Điều 45 Luật Thương mại) là khá hẹp, bao gồm 14 nhóm hành vi thuộc tư pháp thương mại. Các nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại Việt Nam cũng chỉ được xây dựng trên nền tảng triết học Pháp quyền và kinh tế chính trị XHCN, mức độ mở ra với bên ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế là khá khiêm tốn. Trong khi đó, phạm vi điều chỉnh các chế định của WTO là khá rộng, bao quát mọi vấn đề mang bản chất thương mại thuộc đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế về thương mại. Các vấn đề được điều chỉnh ở đây là thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại của quyền sở hữu trí tuệ và thương mại liên quan đến đầu tư, là những vấn đề ở Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Như vậy, sự khác biệt ở đây đã là sự khác biệt về chất, có tính nguyên tắc và trên các cấp độ điều chỉnh khác nhau.

Thứ hai, sự khác biệt giữa các quy định có tính công pháp của Luật Thương mại Việt Nam với các chế định của WTO nói chung và chế định thương mại hàng hoá nói riêng tập trung chủ yếu ở Chương I (Những quy định chung)14. Điểm thiếu sót lớn của Luật Thương mại Việt Nam là chưa thể hiện một cách đầy đủ và rõ ràng các nguyên tắc cơ bản của WTO và hệ thống thương mại toàn cầu, đặc biệt là nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế thông qua quy chế

12 Xem Hoàng Phước Hiệp, Tổ chức Thương mại Thế giới và một số vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3 (2/2000) tr. 35 - 36, số 4 (4/2000) tr. 34 - 44

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thương mại khi việt nam gia nhập wto (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w