Về giám định trước khi gửi hàng

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thương mại khi việt nam gia nhập wto (Trang 80 - 81)

14 Xem Báo cáo nghiên cứu Dự án VIE/01/004 “Những khác biệt giữa Luật Thương mại Việt Nam với Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ và các chế định của WTO” TS Hoàng Phước Hiệp (trưởng nhóm),

2.5.2. Về giám định trước khi gửi hàng

Hiệp định về Giám định hàng hoá trước khi gửi hàng (Ageement on Preshipment Inspection - Hiệp định PSI) của WTO điều chỉnh mọi hoạt động giám định hàng hoá được thực hiện dưới hình thức ký hợp đồng hoặc uỷ quyền của Chính phủ hoặc bất kỳ cơ quan chính phủ nào của một thành viên (Điều 1 Khoản 1 Hiệp định PSI). Đồng thời, Hiệp định giải thích “Hoạt động giám định trước khi xếp hàng là mọi hoạt động liên quan đến việc thẩm định số lượng, chất lượng và giá cả, kể cả tỷ giá hối đoái và các điều kiện tài chính, và/hoặc phân loại hải quan của hàng hoá xuất khẩu đến lãnh thổ thành viên sử dụng (Điều 1 Khoản 3).

Khái niệm và phạm vi điều chỉnh hoạt động giám định trên cũng được quy định trong Luật Hải quan năm 2001, Chương III về kiểm tra hải quan, Điều 25 Khoản 4, Điều 27 Khoản 4 và Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.

Nghĩa vụ của các thành viên nói chung và của các thành viên xuất khẩu nói riêng theo Điều 2, Điều 3 Hiệp định PSI của WTO như không phân biệt đối xử; đối xử quốc gia; về địa điểm giám định; về các tiêu chuẩn; tính minh bạch; việc bảo vệ thông tin bí mật; việc trì hoãn; thẩm định giá; thủ tục phúc thẩm; trợ giúp kỹ thuật đã được quy định tương ứng và phù hợp trong Pháp lệnh về đối xử Tối huệ quốc và đối xử Quốc gia, trong Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hải quan của Việt Nam.

Như vậy, nhìn chung hoạt động giám định hàng hoá được quy định trong Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành của Việt Nam đã phù hợp và tương đồng với các quy định tương ứng của WTO. Tuy nhiên, còn có một số quy định còn chưa đầy đủ và cụ thể, như về thủ tục rà soát độc lập quy định trong Luật Hải quan chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu như quy định trong Điều 4 Hiệp định PSI. Do đó, Việt Nam cần ban hành văn bản để cụ thể hoá các quy định chưa đáp ứng kể trên.

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thương mại khi việt nam gia nhập wto (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w