Hoàn thiện quy định về Đối xử Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thương mại khi việt nam gia nhập wto (Trang 109 - 110)

16 Xem Báo cáo nghiên cứu Dự án VIE/01/004 “Những khác biệt giữa Luật Thương mại Việt Nam với Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ và các chế định của WTO”, sđd, tr 45

3.2.2. Hoàn thiện quy định về Đối xử Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia

hội đưa ra các quy định cụ thể. Đây là cách dễ làm nhất.

+ Cách thứ hai: Quy định các quy tắc chung nhưng khá rõ ràng để Chính phủ tiếp tục quy định cụ thể. Đây cũng là cách tương đối khả thi, nhưng có thể làm cho chương này nặng nề, không hoàn toàn phù hợp với thực tiễn làm luật (như Bộ Luật dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình) của Quốc hội trong thời gian qua. Tuy nhiên, cách này vẫn được xem là phù hợp vơi điều kiện Việt Nam hiện nay.

- Thứ năm, sau khi đã có một chương mới về Quan hệ thương mại quốc tế trong Luật thương mại (sửa đổi, bổ sung), cần cân nhắc xử lý các chương khác cho phù hợp với hướng vận động mới của pháp luật thương mại các nước; nghiên cứu để xoá bỏ Chương V - Quản lý Nhà nước về thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam năm 1997.

3.2.2. Hoàn thiện quy định về Đối xử Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia gia

Việc ban hành Pháp lệnh về Đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN) và Đãi ngộ Quốc gia (NT) của Việt Nam đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời thích ứng với quy định không phân biệt đối xử của WTO. Về mặt hình thức, Pháp lệnh MFN và NT đã quy định thủ tục pháp lý cho việc thực hiện cam kết về MFN trong WTO. Tuy nhiên, về mặt nội dung cần đối chiếu, xem xét thêm các quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật khác của Việt Nam vì đôi khi vẫn còn chưa hoàn toàn phù hợp.

Tuy đã có quy định về chế độ Đãi ngộ Tối huệ quốc trong Pháp lệnh về MFN và NT, song quy định này còn rất chung chung. Các quy định khác trong các văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá nhìn chung không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá của các nước nhập khẩu vào Việt Nam.

Như phân tích trong Chương II, trong một số văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam vẫn còn duy trì sự không bình đẳng giữa hàng nhập khẩu và hàng trong nước, vi phạm nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT). Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta nên sửa đổi các tồn tại đó trong các văn bản sau: Điều 8 Khoản 2 Mục (l) Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi số 07/2003/QH11 ngày 17/6/2003, Điều 7 và Điều 16 Khoản 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi số 08/2003/QH11 ngày 17/6/2003; Quyết định số 03/2000/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 7/1/2000 quy định phụ thu 5% đối với bột PVC; Quyết định số 07/BVGCP của Ban vật giá chính phủ ngày 19/1/1999 quy định phụ thu 5% đối với chất hoá dẻo DOP; Quyết định số 42/2000/QĐ/BTC ngày 17 tháng 3 năm 2000 về việc quy định tỷ lệ thu chênh lệch giá đối với một số mặt hàng nhập khẩu; Quyết định số 42/2001/QĐ/BTC ngày 15 tháng 05 năm 2001 về việc qui định tỷ lệ thu chênh lệch giá đối với mặt hàng Clinker nhập khẩu,

Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu đặc biệt phải điều chỉnh sao cho các mặt hàng nhập khẩu hay nội địa cũng đều chịu chung một mức thuế suất. Riêng với thuốc lá hiện đang cấm nhập khẩu, Việt Nam nên có lộ trình từng bước chuyển sang hạn ngạch rồi thuế hoá ở mức thuế cao. Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng sẽ phải được áp dụng các biện pháp kỹ thuật thật chặt chẽ về mặt môi trường như hấp sấy, hun trùng, phân loại,... không chỉ để bảo vệ sức khoẻ con người mà còn nhằm làm cho giá bán của loại hàng này cao hơn, giảm sức cạnh tranh với hàng trong nước. Phụ tùng ô tô cũng vậy, sẽ phải trải qua các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe về bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần sớm ban hành văn bản cụ thể hóa Pháp lệnh về Đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN) và Đãi ngộ Quốc gia (NT).

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thương mại khi việt nam gia nhập wto (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w