Cấp phép nhập khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thương mại khi việt nam gia nhập wto (Trang 27 - 29)

Các thủ tục cấp phép nhập khẩu quốc gia có thể tác động không có lợi đến quá trình nhập khẩu, đặc biệt nếu những thủ tục đó không minh bạch hoặc gây chậm trễ không cần thiết trong việc cấp phép. Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (Agreement on Import Licensing Procedures - Hiệp định ILP) đề ra những nguyên tắc và quy tắc cụ thể để khẳng định rằng quá trình thương mại quốc tế không bị cản trở do việc áp dụng những thủ tục cấp phép nhập khẩu không thích hợp và những thủ tục đó phải được thực hiện một cách công bằng và hợp lý.

Để buôn bán thuận lợi, quan điểm cơ bản của GATT quy định là những đòi hỏi về thủ tục và lập chứng từ xuất nhập khẩu cần duy trì ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, GATT thừa nhận rằng thường với những lý do khác nhau, các nước yêu cầu các nhà nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu. Chế độ cấp phép như vậy có thể được áp dụng để quản lý về hạn chế định lượng, trong những trường hợp cần thiết nhất định cho phép các nước thành viên áp dụng những hạn chế ấy. Cũng có thể được sử dụng chế độ này để giám sát thống kê thương mại hoặc giá cả của một số hàng hoá nhất định.

Điều 1 Hiệp định ILP đề ra những quy tắc cho việc áp dụng và thi hành các thủ tục nhà nước về cấp phép nhập khẩu. Hiệp định định nghĩa “việc cấp phép nhập khẩu” là “các thủ tục hành chính … yêu cầu xuất trình đơn xin cấp … cho cơ quan quản lý liên quan, là điều kiện tiên quyết cho việc nhập khẩu… hàng hoá”.

Hiệp định ILP bắt buộc các nước thành viên công bố tất cả quy định về thủ tục cấp phép nhập khẩu, để các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và chính phủ của họ hiểu biết đầy đủ về: tư cách của những cá nhân, các công ty và các tổ chức làm đơn xin cấp; cơ quan quản lý hành chính chịu trách nhiệm cấp giấy phép; và những sản phẩm cần có giấy phép.

Hiệp định phân định giấy phép nhập khẩu thành hai loại: loại giấy phép tự động và loại giấy phép không tự động. Cụ thể:

Cấp phép nhập khẩu tự động (mặc nhiên): Theo chế độ này, các cơ quan hành chính có thẩm quyền cấp phép một cách tự động mà không được tuỳ ý quyết định và “giấy phép được cấp trong tất cả các trường hợp”. Hiệp định yêu cầu việc chấp thuận hoặc cấp phép lập tức ngay khi chấp nhận đơn và “chỉ trong thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc” bất luận trong trường hợp nào (Điều 2 Hiệp định ILP).

Cấp phép nhập khẩu không tự động (có điều kiện): Chế độ cấp phép có điều kiện được sử dụng cho mục đích chủ yếu của chính phủ là hạn chế nhập khẩu. Chính phủ có thể thực hiện điều này bằng cách thông báo hạn ngạch hoặc giới hạn định lượng áp dụng đối với hàng hoá hạn chế. Hiệp định đòi hỏi giấy phép nhập khẩu phải được cấp trong vòng 30 ngày kể từ lúc nhận đơn, thủ tục nơi cấp phép

quy định rằng giấy phép được cấp trên cơ sở “đến trước giải quyết trước”. Trường hợp trong vòng 60 ngày tính từ ngày ngừng nhận đơn xin cấp phép thì giấy phép được cấp trên cơ sở “được xem xét đồng thời” (Điều 3 Hiệp định ILP).

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thương mại khi việt nam gia nhập wto (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w