14 Xem Báo cáo nghiên cứu Dự án VIE/01/004 “Những khác biệt giữa Luật Thương mại Việt Nam với Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ và các chế định của WTO” TS Hoàng Phước Hiệp (trưởng nhóm),
2.4.1. Về cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
Quan điểm của WTO là triệt tiêu chung các hạn chế số lượng, việc cấm xuất khẩu, nhập khẩu phải bị loại bỏ hoàn toàn. Việt Nam hiện nay đang áp dụng quy định cấm xuất, nhập khẩu với một số mặt hàng. Tuy nhiên, phần lớn đều có thể biện minh được theo các trường hợp ngoại lệ của WTO như sau:
Bảng 5: Sự phù hợp của quy định cấm xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam đối với một số mặt hàng
Mặt hàng Lý do Cơ sở
Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự
Đảm bảo an ninh quốc gia Điều XXI - GATT 1994
Các loại ma tuý Bảo vệ sức khoẻ con người và đạo đức xã hội
Điều XX.(a) và (b) - GATT 1994
Hoá chất độc Bảo vệ sức khoẻ con người và an ninh quốc gia
Điều XX.(a) và Điều XXI - GATT 1994
Đồ cổ Bảo vệ di sản quốc gia có
giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ
Điều XX.(f) - GATT 1994
Các loại văn hoá phẩm đồi trụy, phản động
Bảo vệ đạo đức xã hội Điều XX.(a) - GATT 1994
Pháo các loại. Đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách, đến trật tự an toàn xã hội
Bảo vệ sức khoẻ con người và đạo đức xã hội
Điều XX.(a) và (b) - GATT 1994
Ô tô có tay lái nghịch (kể cả dạng tháo rời và dạng đã chuyển đổi tay lái trước khi nhập vào Việt Nam )
Bảo vệ sức khoẻ con người
Điều XX.(b) - GATT 1994
Nguồn: Các vấn đề liên quan tới những biện pháp phi thuế quan trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Thương mại.
Trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh quốc phòng, các loại ma tuý, hoá chất độc, các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, thuốc lá điếu, các mặt hàng cấm nhập khẩu khác thay đổi luôn luôn. Ví dụ: ô tô dưới 12 chỗ ngồi, ô tô tay lái nghịch, xe hai bánh gắn máy, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng từ năm 1991 đến nay, lúc thì cấm nhập, lúc thì không. Đặc biệt, trong Thông báo số 5071/TM/XNK ngày 6/5/1997, Chính phủ cấm nhập khẩu 12 loại hàng đó là: giấy viết và giấy in các loại; thép tròn xây dựng; kính trắng xây dựng có độ dày từ 1-7 mm; xi-măng; ô tô du lịch nguyên chiếc dưới 12 chỗ ngồi; xe gắn máy nguyên chiếc; đường; bia; nước giải khát; bánh kẹo; xe đạp; quạt điện. Tuy nhiên, sau 2 tháng, quy định cấm này đã được dỡ bỏ mà không có thông báo rộng rãi. Cụ thể, thông báo số 7681/TM/XNK ngày 23/7/1997) nêu như sau: "Việc huỷ Thông báo số 5071/TM/XNK sẽ không được thông báo rộng rãi, không được truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để tránh tình hình phức tạp và tác động bất lợi cho quan hệ đối nội và đối ngoại". Những thay đổi trên làm chính sách thương mại của Việt Nam trở nên kém minh bạch và không dự đoán trước được.
Theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005, những mặt hàng sau thuộc loại cấm xuất, nhập khẩu:
(1) Hàng cấm xuất khẩu: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị quân sự; Đồ cổ; Các loại ma tuý; Các loại hoá chất độc; Gỗ tròn, gỗ xẻ; củi, than từ gỗ hoặc củi; các sản phẩm làm từ gỗ rừng tự nhiên trong nước; Các loại động vật hoang dã và động vật, thực vật quý hiếm tự nhiên; Các loại máy mã chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ Nhà nước.
2) Hàng cấm nhập khẩu: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ; Các loại ma tuý; Các loại hoá chất độc; Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động, đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục, nhân cách, đến trật tự, an toàn xã hội; Pháo các loại;
Thuốc lá điếu (trừ hành lý cá nhân theo định lượng); Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng; Ô tô có tay lái nghịch, trừ các loại phương tiện tự hành chuyên dùng; Hàng đã qua sử dụng: phụ tùng, máy, động cơ đốt trong, khung, săm lốp của các loại ô tô, xe hai bánh và ba bánh gắn máy; khung gầm có gắn động cơ ô tô các loại; Sản phẩm vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amphibole; Các loại máy mã chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ Nhà nước.
Trừ các mặt hàng vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, ma tuý, hoá chất độc, đồ cổ, các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, pháo, đồ chơi trẻ em cá ảnh hưởng xấu, ô tô có tay lái nghịch có thể biện minh được theo các trường hợp ngoại lệ, các mặt hàng còn lại đều vi phạm các nguyên tắc của WTO. Trước tiên là cấm nhập khẩu thuốc lá điếu. Có thể Việt Nam sẽ biện minh theo Điều XX.(b) - GATT 1994 là để bảo vệ sức khoẻ con người. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cho phép nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc lá và các doanh nghiệp sản xuất trong nước được hoạt động. Các doanh nghiệp này đã đem lại nguồn thu rất lớn cho ngân sách Nhà nước. Do đó chỉ có thể lập luận là cấm nhập khẩu thuốc lá để bảo hộ cho ngành sản xuất non trẻ trong nước. Các mặt hàng khác như hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, ô tô đã qua sử dụng, cũng bị cấm nhập khẩu với lý do tiết kiệm ngoại tệ song vẫn cho phép lưu thông trong nước, vi phạm nguyên tắc NT. Có lẽ lý do chính xác là để tránh cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Hầu hết các quy định cấm xuất khẩu đều phản ánh mục tiêu an ninh và văn hoá. Nhưng về mặt kinh tế, ngay cả khi như vậy cũng không thể tránh khỏi những tác động bảo hộ công nghiệp. Việc cấm xuất khẩu những hoá chất độc hại có thể làm giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất hoá chất độc và lại hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước có sử dụng các hoá chất này. Cấm xuất khẩu những sản phẩm gỗ có thể tạo ra sự hỗ trợ cho các nhà sản xuất hàng hoá có sử dụng các sản phẩm này. Một tác động không mong muốn, không dự tính trước của việc cấm này là khuyến khích buôn lậu, làm suy giảm cả nguồn thu và sự bảo hộ.