Về cấp phép nhập khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thương mại khi việt nam gia nhập wto (Trang 71 - 74)

14 Xem Báo cáo nghiên cứu Dự án VIE/01/004 “Những khác biệt giữa Luật Thương mại Việt Nam với Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ và các chế định của WTO” TS Hoàng Phước Hiệp (trưởng nhóm),

2.4.3. Về cấp phép nhập khẩu

Theo Điều 1 Khoản 1 Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (Hiệp định ILP) thì cấp phép nhập khẩu là các thủ thủ tục hành chính được sử dụng để thực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu, yêu cầu phải nộp đơn xin nhập khẩu hoặc các loại giấy tờ khác (không vì mục đích hải quan) cho cơ quan hành chính liên quan như là điều kiện đặt ra trước khi nhập khẩu hàng hoá vào lãnh thổ hải quan của thành viên nhập khẩu.

Khoản 4 Điều 1 Hiệp định ILP yêu cầu “Mọi quy định, thông tin liên quan đến thủ tục nộp đơn xin phép nhập khẩu … phải được công bố, đồng thời phải thông báo cho Uỷ ban cấp phép nhập khẩu với cách thức sao cho Chính phủ các nước và nhà kinh doanh có thể nắm bắt được (trong thời hạn 21 ngày trước khi các quy định, yêu cầu có hiệu lực), kể cả các trường hợp ngoại lệ hoặc thay đổi quy định liên quan đến thủ tục cấp phép nhập khẩu hay danh mục các mặt hàng phải xin phép phải được công bố theo cách thức và trong cùng thời hạn nói trên.

Hai nội dung trên đã được quy định tại Điều 8 Chương VI và Điều 3.2 Chương I của Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định vấn đề này trong một số văn bản như: (1) Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại;

(2) Nghị định 44/2001/NĐ-CP ngày 2/8/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.

Như vậy, các văn bản pháp luật của Việt Nam điều chỉnh vấn đề này đều được công khai, các danh mục hàng hoá phải xin phép đều được công bố theo thời kỳ hoặc theo năm. Cụ thể là thời kỳ 2001 - 2005, danh mục hàng hoá và chính sách quản lý hàng xuất nhập khẩu được quy định trong Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001. Tuy nhiên, chưa có quy định riêng nào về thời hạn công bố vấn đề này, Luật sửa đổi bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Điều 7 quy định: các văn bản quy phạm pháp luật từ cấp Chính phủ trở xuống, chỉ có hiệu lực pháp luật sau 15 ngày đăng Công báo, như vậy, thời hạn trên vẫn chưa được đảm bảo.

Khoản 4 Điều 5 Nghị định 57/1998/NĐ-CP nêu trên quy định: “Vào đầu quý IV hàng năm, Bộ Thương mại chủ trì cùng Bộ Kế hoạch Đầu tư và các Bộ, Ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nguyên tắc điều hành xuất nhập khẩu cho năm kế hoạch tiếp theo đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện theo hướng giảm dần Danh mục hàng hoá này và dùng thuế để điều tiết”.

Về thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động, pháp luật thương mại hàng hoá của Việt Nam đã tương đồng và phù hợp với quy định trong Hiệp định ILP của WTO, cụ thể:

Theo Điều 2 Khoản (a) Hiệp định ILP, thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động sẽ không được tiến hành theo cách thức có tính chất hạn chế đối với những hàng nhập khẩu thuộc diện cấp phép tự động. Nó được coi là không có tác động hạn chế thương mại nếu: (i) tất cả những người, cơ quan hoặc tổ chức đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháp lý của thành viên nhập khẩu về việc tham gia hoạt động nhập khẩu mặt hàng thuộc diện cấp phép nhập khẩu tự động đều có quyền nộp đơn xin cấp phép và được quyền nhận giấy phép; (ii) có thể nộp đơn xin cấp phép vào bất kỳ ngày làm việc nào trước khi làm thủ tục thông quan cho hàng hoá; (iii) đơn xin cấp phép hợp lệ và đầy đủ theo mẫu được thông qua ngay khi thụ lý nếu như điều kiện hành chính cho phép, nhưng tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý.

Sự tương đồng thể hiện trong quy định của Điều 3 Nghị định 44/2001/NĐ-CP (nêu trên): “Tất cả các loại hàng hoá, trừ hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm

nhập khẩu, cấm xuất khẩu đều được xuất khẩu, nhập khẩu”, và trong quy định của Điều 8 Nghị định 44: “Thương nhân theo quy định của pháp luật được nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.

Về thủ tục cấp phép nhập khẩu không tự động, Điều 3 Hiệp định ILP của WTO đưa ra các điều khoản quy định cụ thể các vấn đề như một nguyên tắc chung, ví dụ như:

- Khoản 2 Điều 3 quy định: Ngoài những hạn chế áp dụng đối với hàng nhập khẩu, cấp phép không tự động không được tạo thêm những tác động hạn chế hoặc cản trở thương mại;

- Khoản 3 Điều 3 quy định: Nếu không vì mục đích hạn chế số lượng, phải công bố đầy đủ thông tin về cơ sở cấp hay phân bổ giấy phép;

- Khoản 5 Điều 3 Mục (b) quy định: Các thành viên sử dụng giấy phép để quản lý hạn ngạch phải công bố tổng số lượng hoặc tổng giá trị hạn ngạch, ngày bắt đầu và kết thúc của hạn ngạch, những thay đổi liên quan trong thời hạn quy định tại đoạn 4 Điều 1 và sao cho các chính phủ và các nhà kinh doanh có thể biết các quy định này.

Trong khi đó pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về các vấn đề đó như một nguyên tắc mà quy định như sau:

- Điều 4 Nghị định 44/2001/NĐ-CP (nêu trên) quy định: 1. Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ trên cơ sở đề nghị của Bộ Thương mại và các Bộ, Ngành liên quan; 2. Hàng hóa thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong trường hợp đặc biệt khi được phép của Thủ tướng Chính phủ.

- Điều 5 Nghị định 44/2001/NĐ-CP (nêu trên) quy định:

1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện bao gồm: a) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hạn ngạch; b) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại; c) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên

ngành; d) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng của Thủ tướng chính phủ.

2. Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện và những quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc danh mục này do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành liên quan.

- Điều 8 Nghị định 44/2001/NĐ-CP (nêu trên) quy định: Đối với hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh; Danh mục hàng hoá, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện, thương nhân phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về kinh doanh các loại hàng đó trước khi xuất, nhập khẩu.

- Theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005, Điều 2 Khoản 3 quy định: “Việc điều chỉnh Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại, bao gồm cả lộ trình bãi bỏ loại giấy phép này, do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại”. Còn đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành thì theo Khoản 2 Điều 3 “việc điều chỉnh, bổ sung Danh mục và nguyên tắc áp dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý chuyên ngành và Bộ trưởng Bộ Thương mại”. Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với một số mặt hàng có sức cạnh tranh yếu như sắt, thép, xi măng, giấy, kính, đường, xe máy, ô tô dưới 12 chỗ ngồi, đồng thời cấm nhập khẩu thuốc lá, hàng và thiết bị đã qua sử dụng, pháo.

Nhìn chung, pháp luật Việt Nam chưa có điều khoản nào quy định cụ thể các vấn đề như quy định của Hiệp định ILP của WTO, theo đó các điều khoản trong Hiệp định ILP được quy định như một nguyên tắc chung.

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thương mại khi việt nam gia nhập wto (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w