Lĩnh vực dệt may

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thương mại khi việt nam gia nhập wto (Trang 46 - 49)

Cơ sở phương pháp luận để hợp nhất thương mại hàng dệt may vào các quy tắc của GATT là bản danh mục sản phẩm dệt may ghi trong phụ lục kèm theo ATC. Danh mục đó bao gồm tất cả sản phẩm hàng dệt, sợi và vải, hàng dệt và quần áo may sẵn, không kể chúng có lệ thuộc vào những hạn chế hay không (Điều 1 - Phụ lục Hiệp định ATC).

Mục đích cơ bản của Hiệp định dệt may nhằm xoá bỏ hạn chế hiện đang được một số nước phát triển áp dụng để nhập khẩu hàng dệt may. Nhằm mục đích đó, Hiệp định đề ra những thủ tục để đưa toàn bộ thương mại về hàng dệt may vào khuôn khổ hệ thống GATT bằng cách yêu cầu các nước xoá bỏ những hạn chế qua 4 giai đoạn trong thời hạn 10 năm kết thúc vào 1-1-2005. Trong mỗi giai đoạn, sản

phẩm có số lượng lên tới một tỷ lệ phần trăm tối thiểu của khối lượng nước đó nhập khẩu năm 1990 thì phải gộp vào quá trình hợp nhất, nghĩa là đưa ra khỏi phạm vi điều chỉnh của ATC, chuyển sang phạm vi điều chỉnh của các quy tắc chung của WTO. Theo Điều 2.6 và Điều 2.8 - Hiệp định ATC, những tỷ lệ phần trăm đó là:

 16% khối lượng nhập khẩu sản phẩm của một nước trên danh mục, vào ngày bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định (tức là ngày 1/1/1995);

 Thêm 17% nữa vào cuối năm thứ ba (tức là 1/1/1998);

 Thêm 18% nữa vào cuối năm thứ bảy (tức là 1/1/2002); và

 Phần còn lại, tới 49% vào cuối năm thứ 10 (tức là ngày 1/1/2005).

Trong việc quyết định sản phẩm nào đưa vào quá trình hợp nhất, các nước không có nghĩa vụ tự giới hạn vào các sản phẩm bị hạn chế. Thật vậy, các nước bắt đầu bằng những mặt hàng ít nhạy cảm nhất và chỉ đưa vào hạn ngạch một số ít sản phẩm. Hạn chế duy nhất mà Hiệp định dệt may gây ra là danh mục hợp nhất phải có những sản phẩm của một trong 4 công đoạn, tức là sơ và sợi, vải, sản phẩm dệt sẵn và quần áo.

Hợp nhất hạn chế không thuộc MFA (Hiệp định đa sợi trước đó)

Điều 3 - Hiệp định dệt may cũng yêu cầu các nước áp dụng những hạn chế về lượng không thuộc MFA mà không được phép theo quy định của GATT hoặc là xoá bỏ dần trong thời kỳ 10 năm hoặc phải thực hiện đúng như GATT. Chương trình xoá bỏ dần những hạn chế đó phải do các nước nhập khẩu chuẩn bị và trình cho Cơ quan Giám sát hàng dệt may (TMB), một tổ chức được thành lập theo Hiệp định ATC để giám sát việc thi hành.

Những biện pháp tự vệ quá độ

Điều lý thú cần ghi nhận là ngay cả mục đích của Hiệp định dệt may tuy là tạo thuận lợi cho việc xoá bỏ những hạn chế về hàng dệt, nhưng Hiệp định lại cho phép các nước thực hiện những hành động bảo hộ trong suốt thời kỳ chuyển đổi theo những quy tắc rất chặt chẽ (xem Điều 6 - Hiệp định ATC). Những hành động bảo hộ quá độ đó chỉ có thể thực hiện đối với hàng dệt và sản phẩm may là những thứ

không lệ thuộc vào hạn ngạch và không hợp nhất vào GATT, và nếu các nước nhập khẩu xác định rằng:

(i) Sản phẩm được nhập khẩu theo số lượng tăng lên như vậy sẽ gây ra tổn hại nghiêm trọng hoặc thực tế đe doạ ngành sản xuất trong nước chế tạo cùng một sản phẩm như thế, và

(ii) Có mối quan hệ nhân quả giữa tổn hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước với mức tăng vọt và lớn trong lượng nhập khẩu từ nước xuất khẩu hoặc những nước xuất khẩu cần phải hạn chế.

Quyền sử dụng những biện pháp bảo hộ quá độ áp dụng cho mọi thành viên WTO, tức là không chỉ với các nước trong quá khứ đã áp dụng những hạn chế về số lượng theo Hiệp định đa sợi (MFA) mà còn áp dụng cho cả những nước kiểm soát (bao gồm các nước đang phát triển và chậm phát triển), phụ thuộc vào những điều kiện chặt chẽ mô tả dưới đây (theo Điều 6.1 - Hiệp định dệt may):

Thứ nhất, để có thể áp dụng rõ ràng những biện pháp đó, các nước cần phải thông báo cho WTO ý định của họ bảo lưu quyền sử dụng các điều khoản trong một thời kỳ cụ thể sau khi Hiệp định ATC bắt đầu có hiệu lực thi hành. Để phù hợp với những điều khoản này, 55 nước đã thông báo ý muốn của họ giữ quyền trong khi có 9 nước thông báo họ không muốn bảo lưu quyền đó.

Thứ hai, các nước thông báo ý định bảo lưu quyền đều có nghĩa vụ hợp nhất thương mại hàng dệt vào GATT theo 4 giai đoạn, tuân thủ những thủ tục áp dụng cho các nước đặt ra những hạn chế MFA.

Thứ ba, một quốc gia đề nghị đặt ra những biện pháp bảo hộ, trước nhất cần phải tham khảo nước hoặc các nước xuất khẩu có liên quan và chứng minh tình trạng có tổn hại nghiêm trọng hoặc thực tế đe doạ có tổn hại.

Việc tham khảo có thể dẫn đến thoả thuận rằng tình hình thực sự cần có sự hạn chế đối với sản phẩm liên quan, trong trường hợp như vậy, mức độ hạn chế và thời kỳ áp dụng được nêu cụ thể theo Hiệp định ATC. Thành viên nhập khẩu cũng có thể đặt ra những hạn chế kể cả khi việc tham khảo không thành công. Nhưng trong những trường hợp như vậy, phải đưa vấn đề ra trước Cơ quan Giám sát hàng dệt

(TMB) để nhanh chóng xem xét và có khuyến nghị thích hợp. Hơn nữa, để đảm bảo rằng ngay cả những hạn chế được thoả thuận trong tham khảo song biên cũng phải phù hợp chặt chẽ với các điều khoản ATC, Cơ quan Giám sát hàng dệt cần phải xác định xem việc đặt ra những hạn chế như vậy có chính đáng theo quy định của Hiệp định dệt may hay không.

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thương mại khi việt nam gia nhập wto (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w