Về các biện pháp tự vệ trong thương mạ

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thương mại khi việt nam gia nhập wto (Trang 89 - 90)

14 Xem Báo cáo nghiên cứu Dự án VIE/01/004 “Những khác biệt giữa Luật Thương mại Việt Nam với Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ và các chế định của WTO” TS Hoàng Phước Hiệp (trưởng nhóm),

2.5.7. Về các biện pháp tự vệ trong thương mạ

Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về tự vệ trong thương mại được điều chỉnh bởi Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam năm 2002. Pháp lệnh này được xây dựng và ban hành dựa trên cơ sở nội dung các điều trong Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO (Hiệp định AS), do đó Pháp lệnh tự vệ của chúng ta đã hoàn toàn tương đồng với quy định của WTO, cụ thể như sau:

- Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ trong Điều 2 Hiệp định AS được quy định tương ứng trong Điều 6 Pháp lệnh tự vệ, đó là khi có sự gia tăng đột biến tương đối hoặc tuyệt đối, gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất

hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong nước. Các biện pháp tự vệ áp dụng đối với các xp nhập khẩu vào Việt Nam bất kể từ nguồn nào.

- Vấn đề điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ trong Điều 3 Hiệp định AS cũng được quy định tương ứng trong Chương II Pháp lệnh tự vệ từ Điều 9 đến Điều 19, theo đó Bộ Thương mại là cơ quan có thẩm quyền điều tra và có trách nhiệm bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.

- Việc xác định thiệt hại nghiêm trọng và đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng đã được định nghĩa tương đương trong Điều 4 của Hiệp định cũng như Điều 4 của Pháp lệnh.

- Việc áp dụng biện pháp tự vệ, Điều 5 Pháp lệnh tự vệ năm 2002 quy định nguyên tắc áp dụng nhiều tự vệ trong phạm vi và mức độ cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra, không phân biệt đối xử, không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hoá là phù hợp với của quy định trong Điều 5 của Hiệp định AS.

- Các nội dung khác như thời hạn và rà soát các biện pháp tự vệ, mức độ nhượng bộ và các nghĩa vụ khác, các nước thành viên phát triển, cấm và hạn chế một số biện pháp cụ thể, thông báo và tham vấn, giám sát, giải quyết tranh chấp từ Điều 7 đến Điều 14 trong Hiệp định AS của WTO cũng được quy định phù hợp tại các Điều 22, 24, 25, 27, 8, 21, 31… của Pháp lệnh tự vệ năm 2002 của Việt Nam.

Tuy nhiên, một số điều và điều khoản như Điều 3 điểm 2 Pháp lệnh quy định biện pháp hạn ngạch, Điều 20 về biện pháp tự vệ tạm thời chưa thật cụ thể, Điều 22 khoản 2 chưa quy định trường hợp được gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ. Do đó, các nội dung này cần được quy định rõ hơn trong văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh tự vệ năm 2002.

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thương mại khi việt nam gia nhập wto (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w