CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG BÁN LẺ NÓI CHUNG VÀ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 115 - 127)

II) Siêu thị: Có 10 đơn vị

6. Kết cầu của đề tà

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG BÁN LẺ NÓI CHUNG VÀ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠ

THỐNG BÁN LẺ NÓI CHUNG VÀ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI NÓI RIÊNG

- Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; - Chính trị, pháp luật;

- Văn hoá, xã hội; - Kinh tế;

- Sự phát triển của khoa học và công nghệ.

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ CỦAMỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á

1.4.1. Trung Quốc

Nhằm thích ứng với yêu cầu toàn cầu hóa kinh tế và việc ra nhập tổ chức Thương mại quốc tế WTO, nâng cao hiệu suất vận hành của nền kinh tế, chính phủ Trung Quốc đã tích cực khuyến khích và đưa ra các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực lưu thông phân phối hiện đại, như:

- Cải cách các qui định và phương thức quản lý có liên quan, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa hiện đại.

- Tăng cường bồi dưỡng giáo dục về lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa, khuyến khích sử dụng trang thiết bị hiện đại trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa.

- Xây dựng qui hoạch phát triển cho phân phối và lưu thông hàng hóa, chỉ đạo và thúc đẩy cho sự phát triển của lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa.

- Tăng cường điều tiết giữa các ban nghành chính phủ liên quan đến lưu thông hàng hóa.

- Có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hợp lý vào phát triển của hệ thống siêu thị.

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển hệ thống bán lẻ.

Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích hoạt động mua lại, sát nhập các doanh nghiệp nhỏ, các nhà kinh doanh siêu thị nhỏ… để hình thành lên các tập đoàn siêu thị lớn có đủ sức cạnh tranh với các siêu thị của nước ngoài; khuyến khích các doanh nghiệp vận hành theo mô hình chuỗi siêu thị nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh của hệ thống.

1.4.2. Thái Lan

Chính phủ Thái Lan đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng nội lực và sức cạnh tranh của các cửa hàng bán lẻ vừa và nhỏ, đặc biệt là hình thức kinh doanh truyền thống như:

- Tổ chức các cuộc hội thảo trên toàn quốc cho chủ các cửa hàng bán lẻ truyền thống nhỏ để tăng nhận thức về sự đe doạ từ sự phổ biến các cửa hàng ưu đãi giá và thay đổi đối xử với khách hàng.

- Tổ chức đào tạo trên toàn quốc để tăng hiểu biết của các chủ cửa hàng nhỏ bán lẻ truyền thống về quản lý và tham gia bán lẻ hiện đại phù hợp với thực tế phát triển của hoạt động kinh doanh bán lẻ.

- Hiện đại hoá các cửa hàng nhỏ bán lẻ truyền thống thông qua việc cử các đội chuyên gia bán lẻ đến nâng cấp các cửa hàng bán lẻ truyền thống theo mô hình các “cửa hàng tiện lợi”.

- Trợ giúp các cửa hàng bán lẻ vừa và nhỏ trong công tác quản lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁN LẺ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁNLẺ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI LẺ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tổng Công ty Thương mại HN

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 129/2004/QĐ – TTg ngày 14 tháng 07 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ về việc “Phê duyệt đề án thành lập Tổng Công ty Thương mại Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con” và Quyết định số 125/2004/QĐ – UB ngày 11 tháng 08 năm 2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc “Thành lập Tổng Công ty Thương mại Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con”. Công ty mẹ - Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Công ty con là các công ty TNHH nhà

nước một thành viên, công ty nhà nước chưa chuyển đổi, các công ty cổ phần, công ty liên kết, công ty tự nguyện tham gia liên kết. Tổng Công ty Thương mại Hà

Nội thực hiện vai trò của Công ty mẹ đối với các công ty thành viên, công ty con

thông qua khả năng tài chính, thương hiệu và uy tín thị trường. Hoạt động của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội tập trung vào các lĩnh vực thương mại dịch vụ, sản xuất và đầu tư.

2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống bán lẻ của TổngCông ty Thương mại Hà Nội Công ty Thương mại Hà Nội

Hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội được hình thành dựa trên hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp trong ngành thương mại, dịch vụ của Hà Nội. Sau một thời gian trên 50 năm hình thành và phát triển, hệ thống bán lẻ của Tổng công ty đã trải qua nhiều giai đoạn: Thời kỳ hưng thịnh của mạng lưới bán lẻ của các doanh nghiệp quốc doanh, đó là thời kỳ bao cấp.

Trải qua thời kỳ xoá bỏ giai cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường, trước sự cạnh tranh của các thành phần kinh tế khác, hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty cũng phải thay đổi, từng cá nhân, từng bộ phân, từng doanh nghiệp phải vật lộn, bươn chải với sức ép của cơ chế thị trường. Để tồn tại, mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình những hướng đi mới, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.

Trước xu thế hội nhập, với áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là sự cạnh tranh của các tập đoàn bán lẻ quốc tế với sự xuất hiện của các phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại: Thương mại điện tử bán lẻ, kinh doanh theo chuỗi… hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty cũng đang dần có bước chuyển hướng.

2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁN LẺ CỦA TỔNGCÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

2.2.1. Mạng lưới bán lẻ

- Mạng lưới kinh doanh bán lẻ của Tổng Công ty tuy nhiều điểm kinh doanh nhưng nhìn chung là nhỏ, lẻ, phân bố không đều (mật độ tập trung lớn tại 4 quận nội thành cũ, đặc biệt là khu vực trung tâm Hà Nội và các khu phố cũ), đa số trong đã xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu của thương mại văn minh hiện đại.

- Nhiều điểm kinh doanh trên cùng địa bàn (cùng tuyến phố, khu dân cư...) do nhiều đơn vị trong cùng Tổng Công ty quản lý sử dụng. Các điểm này phần lớn là nhỏ lẻ đan xen nhau kinh doanh những ngành hàng khác nhau hoặc giống nhau,

có những ngành hàng không phù hợp với môi trường kinh doanh hiện tại của tuyến phố do đó không phát huy được hiệu quả kinh doanh.

- Do phải trải qua thời kỳ xoá bỏ bao cấp đầy khó khăn nên phần lớn các điểm kinh doanh đã phải vận dụng nhiều hình thức để tồn tại như cho thuê, liên kết, liên doanh, khoán doanh thu dẫn tới việc nhiều địa điểm kinh doanh sai mục đích, trái với nội dung kinh doanh của đơn vị quản lý sử dụng.

- Một số bị chiếm dụng hoặc bị lấn chiếm diện tích.

- Chưa chú ý đúng mức tới mảng kinh doanh chợ, đặc biệt là các chợ đầu mối.

2.2.2. Dịch vụ hậu cần (Logistic):

Dịch vụ hậu cần còn thiếu và yếu. Công tác chuyên chở hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn, đôi khi không đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng, từ đó làm giảm chất lượng dịch vụ của hệ thống bán lẻ, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Và điều này càng cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp và đồng bộ của hệ thống bán lẻ Việt Nam nói chung và Tổng Công ty Thương mại Hà Nội nói riêng so với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.

2.2.3. Công nghệ quản lý

Hiện tại trong Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đang tồn tại một số hệ thống bán lẻ độc lập, kinh doanh theo mô hình chuỗi với tên gọi, quy mô, hình thức kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh và hàng trăm các cửa hàng bán lẻ độc lập khác. Điều này tạo ra một sự lộn xộn, chồng chéo, làm phân tán các nguồn lực; Phương thức quản lý kinh doanh còn thiếu tính linh hoạt, năng động, sáng tạo và hiệu quả quản lý thấp.

2.2.4. Tài chính

Một trong những khó khăn lớn nhất mà Tổng Công ty đang gặp chính là vấn đề vốn đầu tư. Trong một thời gian ngắn đơn vị đồng loạt mở siêu thị tại nhiều tỉnh, thành với số vốn lên tới gần 10.000 tỷ đồng. Để khắc phục được những khó khăn này, Tổng Công ty đã vận dụng linh hoạt các biện pháp đầu tư khác nhau tuỳ từng

địa điểm mà siêu thị được đầu tư như: Tổng Công ty sở hữu 100% vốn của Tổng Công ty, liên doanh, công ty cổ phần hoặc nhượng quyền thương hiệu nhằm phát huy sức mạnh của các nguồn lực tài chính bên ngoài, khi quy mô doanh nghiệp còn hạn chế. Tùy hoàn cảnh và khả năng cụ thể, Tổng Công ty sẽ quyết định một cách linh hoạt hình thức sở hữu.

2.2.5. Nguồn nhân lực

Trải qua trên 50 năm hình thành và phát triển, đặc biệt là trong suốt trên 30 năm của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, đã để lại cho Tổng Công ty một đội ngũ lao động với tuổi đời bình quân cao, đa số chịu ảnh hưởng nặng nề của phong cách kinh doanh bao cấp xin cho do đó khó có khả năng đáp ứng được với các yêu cầu mới của hệ thống bán lẻ hiện đại. Cung cách phục vụ, độ nhạy bén trong kinh doanh và khả năng ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực bán lẻ là những hạn chế dễ thấy nhất.

2.3. TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÁN LẺ ĐẾN KÊT QUẢ HOẠTĐỘNG KINH DOANH CỦA TCT THƯƠNG MẠI HÀ NỘI TRONG NHỮNG ĐỘNG KINH DOANH CỦA TCT THƯƠNG MẠI HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của TCT qua các năm

Từ năm 2003 – 2007, các doanh nghiệp thương mại Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng thị trường, xây dựng mạng lưới phân phối, mạnh dạn đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn, đa dạng hoá hình thức phục vụ để thu hút khách hàng, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và nhãn hiệu sản phẩm và do vậy đã đạt được tốc độ tăng trưởng cả về vốn, doanh thu, nộp ngân sách nhà nước và lợi nhuận, đời sống người lao động ngày càng được cải thiện đáng kể. Trong 5 năm từ năm 2003 – 2007, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đều tăng trưởng với tốc độ cao, doanh thu bình quân tăng 24,04%/năm, lợi nhuận bình quân hàng năm đạt 30,3%. Đến năm 2007, doanh thu của các đơn vị trong toàn Tổng Công ty đã đạt mức 5.540 tỷ đồng (tăng 22,4% so với năm 2006), trong đó tổng lợi nhuận đạt được là 48 tỷ đồng (tăng

20,0% so với năm 2006). Tổng giá trị vốn Nhà nước do Tổng Công ty nắm giữ là 400 tỷ đồng với hệ thống mạng lưới bán lẻ 450 điểm và tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng Công ty là 6.391 người, thu nhập bình quân đạt mức 1.455.000đồng/người/tháng.

2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của TCT nhờ sự phát triển của hệthống bán lẻ thống bán lẻ

Trong những năm qua, bên cạnh việc duy trì hoạt động xuất khẩu vốn là thế mạnh lâu nay, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã tích cực phát triển thương mại nội địa. Năm 2007, tổng doanh thu nội địa đạt 1.490 tỷ đồng, chiếm 26,9% tổng doanh thu, tăng 27,6% so với năm 2006. Sau hơn 1 năm kể từ ngày Tổng Công ty chính thức công bố nhận diện thương hiệu và khai trương chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích Hapro Mart, đến nay hệ thống chuỗi đã phát triển gồm 17 siêu thị, 15 cửa hàng tiện ích, 46 cửa hàng chuyên doanh tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc như BắcKạn, Thái Nguyên, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa. Chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích và hệ thống cửa hàng chuyên doanh Hapro Mart bước đầu đã có uy tín tạo được sự tin cậy của người tiêu dùng. Tổng Công ty cũng đã hình thành được mối liên kết với các công ty bán lẻ lớn trong cả nước, xây dựng và phát triển cơ chế liên kết giữa Tổng Công ty với các vùng nguyên liệu nhằm ổn định thị trường nội địa và xuất khẩu, đặc biệt là tạo nguồn cung cấp cho hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích và cửa hàng chuyên doanh.

Trong năm 2007, Tổng Công ty cũng đã đưa vào kinh doanh 2 trung tâm 14 cửa hàng, quầy hàng thực phẩm an toàn mang thương hiệu Haprofood và 7 cửa hàng dịch ăn uống mang thương hiệu Bốn Mùa. Đặc biệt, dịch vụ miễn thuế của Tổng Công ty cũng tăng 35% so với năm 2006. Nhờ vậy, trong giai đoạn từ năm 2003 - 2007, doanh thu của hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty liên tục tăng trưởng với mức tăng bình quân đạt 18,3%/năm và tỷ trọng doanh thu bán lẻ so với tổng doanh thu cũng đạt mức tăng trưởng bình quân 26,3%.

2.4. NHỨNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU HỆTHỐNG BÁN LẺ CỦA TCT THƯƠNG MẠI HÀ NỘI THỐNG BÁN LẺ CỦA TCT THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

2.4.1. Mặt được

- Thứ nhất, trong thời gian qua, hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty đã có bước phát triển nhanh chóng so với trước cả về quy mô và chất lượng.

- Thứ hai, hệ thống bán lẻ đã đáp ứng được tốt nhu cầu hàng hoá của người dân Thủ đô, góp phần tham gia bình ổn giá cả tại thị trường Hà Nội.

- Thứ ba, thông qua hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty góp phần nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng Thủ đô trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.

- Thứ tư, các mặt hàng ngày càng đa dạng, phong phú hơn.

- Thứ năm, chất lượng sản phẩm, hàng hoá có nhiều tiến bộ được người tiêu dùng ngày càng tin tưởng hơn. Thương hiệu Hapro Mart thực sự đã trở thành “Người bạn tin cậy của mỗi gia đình”.

- Thứ sáu, đội ngũ lao động ngày càng chuyên nghiệp, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của hệ thống bán lẻ nói riêng và của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội nói chung.

2.4.2. Hạn chế

- Thứ nhất, so với yêu cầu của Thủ đô văn minh, lịch sự, hiện đại, hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty còn có nhiều yếu kém, bất cập, như về coôg tác quy hoạch mạng lưới bán lẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ hầu cần, cũng như sự đa dạng và phong phú của sác sản phẩm, hàng hoá.

- Thứ hai, chất lượng sản phẩm hàng hoá, mẫu mã sẩn phẩm còn chưa đảm bảo, vẫn còn hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán trong các siêu thị.

- Thứ ba, mạng lưới bán lẻ đặt ở những vị trí “đắc địa” vẫn còn ít nên khả năng thu hút khách hàng còn thấp, bên cạnh đó vấn đề giao thông chưa phát triển cũng gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh bán lẻ.

- Thứ tư, hệ thống các dịch vụ bổ sung để gia tăng các giá trị tiện ích phục vụ khách hàng khi mua hàng tại siêu thị còn chưa phát triển.

- Thứ năm, đến thời điểm hiện tại, có thể nhận xét rằng hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội chưa thực sự áp dụng thương mại điện tử và kinh doanh bán lẻ.

- Thứ sáu, đội ngũ nhân viên còn hạn chế cả về năng lực, trình độ và tính

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 115 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w