UBND Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 104 - 107)

II) Siêu thị: Có 10 đơn vị

3.4.3.UBND Thành phố Hà Nộ

19 Sau khi Tập đoàn phân phối Parkson (Malaixia) vào TP Hồ Chí Minh (thuê trung tâm thương mại Saigontourist), một loạt các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam không còn có cơ hội bán hàng hoá tại trung

3.4.3.UBND Thành phố Hà Nộ

Trên thực tế, tính đến thời điểm này mới chỉ có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa phương đầu tiên trong cả nước đã triển khai những biện pháp nhằm khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào việc phát triển hệ thống bán lẻ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, UBND Thành phố Hà Nội cũng cần quan tâm hơn đến các doanh nghiệp bán lẻ tập trung vào các nội dung như: Hướng dẫn công tác nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin, trang bị kỹ năng và tạo cơ hội kết nối với mục đích hỗ trợ và ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực bán lẻ, cụ thể đối với Tổng Công ty Thương mại Hà Nội:

- Hỗ trợ cơ chế chính sách và trợ giúp cần thiết để Tổng Công ty nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng thương mại tạo lợi thế cạnh tranh.

- Hỗ trợ Tổng Công ty chiếm lĩnh các vị trí và thị trường quan trọng qua việc tạo điều kiện giao đất, giao mặt bằng và được phép thanh toán chậm.

- Có cơ chế cho phép Tổng Công ty bán đấu giá các địa điểm kinh doanh nhỏ lẻ Tổng Công ty không có nhu cầu sử dụng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

- Do nguồn vốn lưu động của Tổng Công ty hạn chế đề nghị UBND Thành phố có cơ chế bổ xung vốn lưu động cho Tổng Công ty.

Tạo điều kiện cho Tổng Công ty vay vốn từ các quỹ hỗ trợ phát triển của Thành phố.

- Thành phố sớm phê duyệt chủ trương cho Công ty mẹ được chuyển đổi các diện tích nhà thuê của nhà nước sang hình thức định giá giao tài sản cho doanh nghiệp để Tổng Công ty có điều kiện đầu tư mới, cải tạo sửa chữa, sử dụng đạt hiệu quả cao hơn.

- Thành phố cho Tổng Công ty cơ chế xin phê duyệt quy hoạch, thoả thuận kiến trúc, cấp phép xây dựng cùng một lúc cho nhiều dự án để đẩy nhanh tiến độ đầu tư thương mại.

Ngoài ra, UBND Thành phố Hà Nội cũng cần phối hợp với Bộ Công thương để xây dựng về quy chế cấp phép cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài khi mở rộng mạng lưới kinh doanh bán lẻ tại Hà Nội, đảm bảo cho các doanh nghịêp bán lẻ của Thủ đô vẫn còn có cơ hội tồn tại và phát triển trên chính “sân nhà” của mình.

KẾT LUẬN

Phát triển hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là một hướng đi đúng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của Tổng Công ty với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và nước ngoài. Với mục tiêu của quá trình nghiên cứu là nhằm xác định rõ những vấn đề cơ bản nhất đối với việc phát triển hệ thống bán lẻ hàng hoá, trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống bán lẻ hàng hoá của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội để từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản để phát triển hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, luận văn đã hoàn thành được những nội dung chủ yếu sau:

Luận văn đã khái quát được những vấn đề cơ bản nhất về phát triển hệ thống bán lẻ trong hoạt động kinh doanh thương mại. Luận văn đã làm rõ vai trò của hệ thống bán lẻ trong hoạt động kinh doanh thương mại, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống bán lẻ, đồng thời xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá dự phát triển của hệ thống bán lẻ. Qua đó, các doanh nghiệp bán lẻ có điều kiện đối chiếu với tình hình hoạt động kinh doanh thực tiễn tại đơn vị mình để từ đó đánh giá được vị trí của doanh nghiệp mình trong thị trường bán lẻ.

Luận văn đã khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, cũng như tình hình hoạt động kinh doanh bán lẻ của Tổng Công ty qua đó rút ra được những thuận lợi và khó khăn đối với Tổng Công ty trong việc phát triển hệ thống bán lẻ trong bối cảnh hội nhập WTO.

Luận văn cũng đã đưa ra được một số giải pháp để phát triển hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty trong thời gian tới, cũng như đưa ra một số đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Công thương và UBND Thành phố Hà Nội trong việc tạo ra các

cơ chế cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nói chung và Tổng Công ty Thương mại Hà Nội nói riêng có điều kiện phát triển, cũng như hạn chế bớt sức mạnh của các doanh nghiệp bán lẻ khổng lồ nước ngoài khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 104 - 107)