Những vấn đề đặt ra cho hệ thống bán lẻ của TCT Thương mại Hà Nội trong những năm tớ

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 85 - 86)

II) Siêu thị: Có 10 đơn vị

3.1.2.Những vấn đề đặt ra cho hệ thống bán lẻ của TCT Thương mại Hà Nội trong những năm tớ

Nội trong những năm tới

Có thể thấy rằng, bên cạnh những thuận lợi và khó khăn căn bản của hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã được phân tích và tổng hợp lại ở chương II thì trong thời gian tới, cùng với sự phát triển và biến đổi của môi trường trong nước và quốc tế, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cũng phải đối mặt với những cơ hội và thách thức có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty.

3.1.2.1. Cơ hội

Dưới tác động của khoa học công nghệ, quan hệ kinh tế gắn liền là sự liên kết, đan xen và phân công lại lao động trên phạm vi toàn cầu đang diễn ra hết sức nhanh chóng. Nhiều cơ hội kinh doanh lớn về xuất nhập khẩu, đầu tư hoặc tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất kinh doanh trong phạm vi quốc gia16, khu vực và thế giới đang mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty.

Tại Việt Nam, qua 20 năm đổi mới, nền kinh tế đất nước đang ngày càng khởi sắc, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng đều và mạnh, quy mô dấn số đông, thị trường còn tương đối “sơ khai” so với thế giới, cộng với sự xuất hiện và phát triển mạnh của xu hướng tiêu dùng mới (coi trọng thương hiệu, mức chi tiêu lớn, gia tăng sinh hoạt ăn uống bên ngoài, sử dụng nhiều dịch vụ v.v.) đang biến Việt Nam thành một thị trường hấp dẫn có nhiều cơ hội kinh doanh. Việc Chính phủ đẩy nhanh lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường thông qua các hiệp định thương mại song phương, đa phương, liên kết kinh tế khu vực và đặc biệt là gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, cơ hội kinh doanh tại thị trường Việt Nam ngày càng nhiều và lớn hơn.

Hà Nội, trung tâm Chính trị - Kinh tế - Văn hoá - Xã hội của cả nước, là thị trường bán lẻ lớn thứ hai cả nước. Với quy mô dân số đến nay lên đã lên đến trên 6 triệu người (chưa kể khách du lịch và khách vãng lai), với mức thu nhập bình quân đầu người cao thứ hai Việt Nam và nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của người dân gia tăng với tốc độ rất cao cho thấy Hà Nội là một thị trường hấp dẫn về thương mại, dịch vụ. Ngoài ra, với vai trò là đầu mối giao lưu kinh tế khu vực Bắc Bộ, nên việc chiếm lĩnh được thị trường Hà Nội sẽ tạo điều kiện quan trọng để chiếm lĩnh và chi phối thị trường các tỉnh và thành phố khu vực phía Bắc.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 85 - 86)