Đa dạng hoá sản phẩm

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 92 - 93)

II) Siêu thị: Có 10 đơn vị

3.3.2.1.Đa dạng hoá sản phẩm

19 Sau khi Tập đoàn phân phối Parkson (Malaixia) vào TP Hồ Chí Minh (thuê trung tâm thương mại Saigontourist), một loạt các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam không còn có cơ hội bán hàng hoá tại trung

3.3.2.1.Đa dạng hoá sản phẩm

a) Chuyên môn hoá các đơn vị sản xuất trong Tổng Công ty theo hướng khai thác tối đa các lợi thế và nguồn lực sẵn có. Các công ty thành viên đã xác định và tiếp tục hoàn chỉnh một số ngành hàng chính để cung cấp cho hệ thống bán lẻ. Các sản phẩm được sản xuất phải mang nét đặc trưng riêng có của Tổng Công ty. Ví dụ: Công ty CP Thuỷ Tạ chuyên về các sản phẩm kem, bánh mứt các loại, túi quà, vận tải đông lạnh; Công ty CP Thăng Long chuyên về sản phẩm rượu vang các loại; Công ty TNHH một thành viên Thực phẩm Hà nội chuyên về các sản phẩm giò, thịt tươi các loại, vận tải hàng hoá.

b) Mở rộng các đơn vị sản xuất vệ tinh: Trên cơ sở khảo sát, đánh giá năng lực và lựa chọn các đơn vị sản xuất bên ngoài để ký hợp đồng gia công sản phẩm để cung ứng cho hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty. Mặc dù Tổng Công ty không trực tiếp sản xuất ra hàng hoá, sản phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo việc sản xuất theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của Tổng Công ty và phải chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm khi phân phối dưới thương hiệu của Tổng Công ty. Để làm được điều này, Tổng Công ty cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cung ứng từ đó cử cán bộ giám sát việc thực hiện của các đơn vị vệ tinh, cũng như tăng cường khâu kiểm tra trước khi nhập sản phẩm.

c) Mở rộng các đơn vị liên doanh, liên kết: Tiến hành liên doanh, liên kết với các nhà sản xuất hình thành các công ty liên kết trong và ngoài nước nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực hiện có của Tổng Công ty (vốn, công nghệ, thương hiệu, thị trường) để tao nguồn hàng cung ứng cho hệ thống bán lẻ. Điều này được thực hiện thông qua sự hợp tác của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội với các doanh nghiệp sản xuất trong nước trong việc hình thành các kênh phân phối ổn định để phân phối sản xuất đến với người tiêu dùng. Phát triển phân phối sản phẩm hàng hoá của Việt Nam không chỉ góp phần giảm nhập siêu mà còn góp phần giảm giá thành, củng cố lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hoá trong nước sản xuất.

d) Thành lập các bộ phận chuyên khai thác hàng hoá: Tiến hành lựa chọn các sản phẩm của các nhà cung cấp trong và ngoài nước có thế mạnh để khai thác và cung cấp cho hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty dưới hình thức tự nhập khẩu hoặc trở thành nhà phân phối, đại lý cho các hãng sản xuất.

e) Chủ động đầu tư xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu, liên kết, tạo nguồn hàng phong phú từ các cơ sở sản xuất tại các địa phương trong cả nước để cung ứng cho hệ thống bán lẻ.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 92 - 93)