Lịch sử hình thành và phát triển Tổng Công ty Thương mại HN

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 40 - 44)

Tháng 8/1991, Liên hiệp Sản xuất - Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Tiểu thủ công nghiệp Hà Nội cử đồng chí Nguyễn Hữu Thắng vào Sài Gòn thành lập Ban đại diện phía Nam. Chỉ sau 1 năm thâm nhập thị trường, Ban đại diện phía Nam đã đạt

doanh thu 5 tỉ đồng, kim ngạch XNK 500.000 USD. Nhờ đó, Ban đại diện đã được UNND Thành phố Hà Nội cho phép chuyển thành Chi nhánh Công ty Sản xuất - Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Tiểu thủ công nghiệp, tên giao dịch là Haprosimex Saigon. Những năm tiếp theo, hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao, kim ngạch xuất khẩu trong thời gian này tăng từ 30 đến 50%/năm. Trước sự cố gắng và phát triển nhanh chóng của Chi nhánh Haprosimex Saigon, đến năm 1999, UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định chuyển Chi nhánh thành công ty và đổi tên là Công ty Sản xuất - Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, giữ tên giao dịch là Haprosimex Saigon, gọi tắt là Hapro. Với sự phấn đấu không mệt mỏi, từ chỗ vốn còn ít, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, thị trường chưa có nhiều, Công ty Hapro đã lớn mạnh không ngừng phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, Công ty được biết đến không chỉ là một doanh nghiệp lớn của Thủ đô Hà Nội chuyên doanh xuất khẩu hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ có thị trường tại 53 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực trên thế giới, nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, mà còn là một nhà sản xuất thực phẩm chế biến uy tín với rất nhiều sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng như: rượu, chè, thịt nguội, rau, củ quả đóng hộp... mang thương hiệu Hapro.

Trong 5 năm (từ 1999 đến 2003), UBND Thành phố Hà Nội đã 3 lần ra quyết định sáp nhập 3 đơn vị vào với Công ty Hapro (Xí nghiệp Xe đạp Xe máy, Công ty Ăn uống Dịch vụ Bốn Mùa, Xí nghiệp Giống cây trồng Toàn Thắng); 3 lần giao quản lý vốn nhà nước ở các công ty cổ phần (Simex, Sứ Bát Tràng, Vang Thăng Long) tạo điều kiện cho Hapro mở rộng quy mô doanh nghiệp, thực hiện chủ trương xây dựng các xí nghiệp sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn, có chất lượng cao để chủ động nguồn hàng phục vụ cho kinh doanh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Các đơn vị sau khi về với Hapro đều giữ được sự đoàn kết nội bộ, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng trưởng vượt bậc, đời sống người lao động được nâng cao. Với mô hình quản lý phân tuyến kết hợp trực tuyến, từ năm 2001 đến năm 2004, Công ty đã vận dụng có hiệu quả mô hình quản lý công ty mẹ - công ty con. Tại thời điểm đó, Công ty có gần 800 cán bộ công nhân viên, quy mô tổ

chức rộng lớn với 19 phòng ban, trung tâm, chi nhánh, 5 xí nghiệp trực thuộc, 7 công ty cổ phần, trong đó có 4 công ty cổ phần do Hapro sáng lập, hoạt động trên cả 2 miền Nam - Bắc.

Với mục tiêu tách riêng chức năng quản lý nhà nước với chức năng tổ chức, quản lý và điều hành doanh nghiệp; nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định hợp nhất các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội (nay là Sở Công thương) về cùng một đơn vị quản lý chung thống nhất là Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (gọi tắt là Hapro).

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 129/2004/QĐ – TTg ngày 14 tháng 07 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ về việc “Phê duyệt đề án thành lập Tổng Công ty Thương mại Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con” và Quyết định số 125/2004/QĐ – UB ngày 11 tháng 08 năm 2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc “Thành lập Tổng Công ty Thương mại Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con” với mục tiêu nhanh chóng tập trung nguồn lực để phát triển, chiếm lĩnh thị trường và góp phần ổn định thị trường thương mại nội địa, đẩy nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo sự liên kết và hợp tác phân công lao động giữa các công ty thành viên và các công ty vệ tinh nhằm phát huy lợi thế so sánh trong đầu tư sản xuất kinh doanh và cạnh tranh thành công với các tập đoàn thương mại nước ngoài đang và sẽ vào Việt Nam.

Công ty mẹ - Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là doanh nghiệp độc lập,

có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu với phần vốn đầu tư vào các công ty con, công ty cổ phần và công ty liên doanh liên kết.

Công ty con là các công ty TNHH nhà nước một thành viên, công ty nhà

nước chưa chuyển đổi, các công ty cổ phần, công ty liên kết, công ty tự nguyện tham gia liên kết.

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội thực hiện vai trò của Công ty mẹ đối

với các công ty thành viên, công ty con thông qua khả năng tài chính, thương hiệu và uy tín thị trường. Hoạt động của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội tập trung vào các lĩnh vực chính sau: Xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến, đồ uống, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng hoá tiêu dùng; Nhập khẩu máy, thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng; Phân phối, bán lẻ với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích và chuyên doanh; Cung ứng các dịch vụ: nhà hàng ăn uống, du lịch lữ hành, kho vận, trung tâm miễn thuế nội thành; Sản xuất, chế biến: hàng thực phẩm, gia vị, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, may mặc, v.v…; Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ.

Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, sản xuất và đầu tư, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội phấn đấu vì lợi ích và sự hài lòng của khách hàng Việt Nam và quốc tế. Trong thời gian tới, Tổng Công ty đang hướng tới mục tiêu phát triển thành một tập đoàn kinh tế đa ngành, có tiềm lực mạnh về tài chính và nguồn nhân lực và trở thành một trong số những thương hiệu hàng đầu Việt Nam có sức cạnh tranh cao với các tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, có phạm vi kinh doanh rộng trong nước, khu vực và quốc tế, đạt hiệu quả kinh tế cao.

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ của Tổng Công ty 2006)

Bộ máy tổ chức của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội bao gồm: Hội đồng quản trị (Chủ tịch, 1 uỷ viên kiêm Tổng Giám đốc và 1 uỷ viên kiêm Trưởng ban Kiểm soát và 1 uỷ viên), Ban Giám đốc (Tổng Giám đốc và 4 Phó Tổng Giám đốc), 9 phòng, ban chức năng của Công ty Mẹ, 12 đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ, 19 công ty con và 18 công ty liên kết.

Đến nay, sau gần 4 năm thành lập và phát triển, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã vươn lên trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu của Thành phố Hà Nội trong hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ. Tổng Công ty

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w