Phát triển thêm các địa điểm bán lẻ mớ

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 91 - 92)

II) Siêu thị: Có 10 đơn vị

3.3.1.2.Phát triển thêm các địa điểm bán lẻ mớ

19 Sau khi Tập đoàn phân phối Parkson (Malaixia) vào TP Hồ Chí Minh (thuê trung tâm thương mại Saigontourist), một loạt các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam không còn có cơ hội bán hàng hoá tại trung

3.3.1.2.Phát triển thêm các địa điểm bán lẻ mớ

Để đảm bảo mục tiêu phát triển hệ thống bán lẻ hàng hoá mà Tổng Công ty đã đề ra trong giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn 2020, Tổng Công ty phải tích cực phát triển thêm nhiều địa điểm kinh doanh bán lẻ mới. Với tình hình thực tế của Tổng Công ty, để phát triển thêm các địa điểm kinh doanh bán lẻ mới có thể thực hiện thông qua các hình thức sau:

a) Tự đầu tư: Căn cứ vào nguồn lực hiện có, Tổng Công ty trực tiếp đầu tư để phát triển thêm các địa điểm bán lẻ mới, bao gồm việc đầu tư xây dựng các TTTM, siêu thị, cửa hàng… Ưu điểm của giải pháp này là Tổng Công ty sẽ quản lý toàn bộ dự án kinh doanh sau khi hoàn thành công việc đầu tư, từ đó giúp cho Tổng Công ty chủ động trong việc triển khai các phương án kinh doanh. Tuy nhiên, để làm được điều này, đặc biệt là trong bối cảnh số lượng địa điểm cần đầu tư chỉ tính riêng trong hệ thống bán lẻ hiện tại của Tổng Công ty cũng đã là rất lớn và vượt quá khả năng tài chính của Tổng Công ty thì giải pháp ngày cần phải hết sức thận trọng khi xem xét và quyết định đầu tư.

b) Hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để cùng đầu tư: Tổng Công ty Thương mại Hà Nội nên phát triển kinh doanh theo hướng tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp thương mại trong và ngoài nước để hợp tác đầu tư phát triển

hệ thống bán lẻ. Đây là hình thức khá phổ biến hiện nay nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có trong xã hội. Các hình thức hợp tác bao gồm liên doanh (thành lập doanh nghiệp mới) hoặc liên kết (không thành lập doanh nghiệp mới). Ưu điểm của giải pháp này là giúp Tổng Công ty giải quyết được bài toán về tài chính, cũng như tận dụng được các thế mạnh của đối tác như về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, về thị trường, về khách hàng… Tuy nhiên, hạn chế của giải pháp này chính là việc Tổng Công ty sẽ mất đi quyền được là đơn vị duy có quyền quyết định về kế hoạch sản xuất kinh doanh của địa điểm mới sau khi hoàn thành.

c) Tiến hành nhượng quyền thương mại đối với mô hình kinh doanh bán lẻ của Tổng Công ty: Với lợi thế sẵn có về quy mô, thương hiệu và sự am hiểu về thị trường, Tổng Công ty có thể phát triển nhanh hệ thống bán lẻ thông qua hình thức này. Giải pháp này vừa giúp Tổng Công ty phát triển nhanh về số lượng địa điểm bán lẻ, vừa tạo nguồn thu phục vụ cho các hoạt động của Tổng Công ty, đồng thời giảm bớt những khó khăn khi phải trực tiếp quản lý và điều hành hệ thống bán lẻ với số lượng quá lớn. Trên thực tế, các hãng bán lẻ lớn trên thế giới đều sử dụng hình thức này trong quá trính phát triển hệ thống bán lẻ của mình đặc biệt là tại các thị trường xa, thị trường mới tại nước ngoài.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 91 - 92)