Chính sách của Chính phủ Thái Lan

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 38 - 40)

Hiện các nhà bán lẻ nhỏ của Thái Lan phải chịu cạnh tranh rất lớn từ các nhà bán lẻ nước ngoài nên đã gây sức ép rất lớn đối với chính phủ Thái Lan trong việc quản lý các nhà bán lẻ nước ngoài. Nếu như trước kia, chính phủ Thái Lan mở cửa thị trường bán lẻ một cách tự do thì năm 2005 Chính phủ nước này đã đưa ra Dự thảo luật về bán lẻ. Sau khi Thủ tướng Thái Lan xem xét và được Quốc hội thông qua, luật sẽ chính thức có hiệu lực.

Ngoài ra, các nhà bán lẻ nhỏ của Thái Lan đã gây sức ép đối với Chính phủ nhằm thực thi các biện pháp chặt chẽ hơn đối với các nhà phân phối lớn. Những biện pháp có thể thực thi bao gồm kiểm soát về khu vực mở siêu thị, kiểm soát thời gian mở cửa và các nhà bán lẻ lớn nếu muốn mở siêu thị tại các thành phố phải xin giấy phép mới được phép xây dựng.

Năm 2003 cơ quan Nhà đất của Thái Lan đã ban hành quy định về khu vực bán lẻ đối với 75 tỉnh của Thái Lan trừ Thủ đô Băng Cốc. Theo quy định mới, các nhà bán lẻ có diện tích trên 1.000m2 phải được xây dựng cách trung tâm thành phố ít nhất là 15km. Quy định này cũng đưa ra diện tích đất tối thiểu mà các siêu thị này cần phải có cũng như diện tích lưu không, cây xanh cần thiết đối với các siêu thị này. Quy định này cũng đưa ra các quy định cụ thể cho các siêu thị có diện tích từ 300 – 1.000m2.

Đã có thời gian, 80% thị phần bán buôn và bán lẻ của Thái Lan nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài. Chính phủ nước này đã phải điều tiết bằng cách chỉ cho các tập đoàn nước ngoài được mở từng siêu thị riêng lẻ, không cho hình thành chuỗi liên kết để chi phối thị trường.

Chính phủ cũng ban hành quy định về thương mại công bằng đối với các siêu thị nhằm ngăn chặn tình trạng hạ giá quá nhiều để chiếm lĩnh thị trường và sử dụng sức mạnh thị trường để gây sức ép đối với nhà cung cấp.

Ngoài ra, Thái Lan còn thành lập “Liên minh bán lẻ” để giúp các siêu thị và các cửa hàng truyền thống trong nước làm quen với các hình thức bán lẻ hiện đại. Liên minh này giúp cho các siêu thị nhỏ trong nước có được quyền lực thị trường tương đương với các siêu thị lớn của nước ngoài.

Với nhiều quy định chặt chẽ hơn của chính phủ đối với các siêu thị như các quy định về không gian và quy hoạch đất đai, các nhà bán lẻ hiện nay của Thái Lan có xu hướng xây dựng các siêu thị ngày càng nhỏ hơn. Và các nhà bán lẻ đang có xu hướng xây dựng các siêu thị theo kiểu mua bán và giải trí, trong đó người tiêu dùng có thể kết hợp hoạt động mua bán và giải trí.

Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan còn thực hiện một số biện pháp nhằm tăng nội lực và sức cạnh tranh của các cửa hàng bán lẻ vừa và nhỏ, đặc biệt là hình thức kinh doanh truyền thống như:

- Tổ chức các cuộc hội thảo trên toàn quốc cho chủ các cửa hàng bán lẻ truyền thống nhỏ để tăng nhận thức về sự đe doạ từ sự phổ biến các cửa hàng ưu đãi giá và thay đổi đối xử với khách hàng.

- Tổ chức đào tạo trên toàn quốc để tăng hiểu biết của các chủ cửa hàng nhỏ bán lẻ truyền thống về quản lý và tham gia bán lẻ hiện đại phù hợp với thực tế phát triển của hoạt động kinh doanh bán lẻ.

- Hiện đại hoá các cửa hàng nhỏ bán lẻ truyền thống thông qua việc cử các đội chuyên gia bán lẻ đến nâng cấp các cửa hàng bán lẻ truyền thống theo mô hình các “cửa hàng tiện lợi”.

- Trợ giúp các cửa hàng bán lẻ vừa và nhỏ trong công tác quản lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Từ kinh nghiệm của Thái Lan có thể rút ra kết luận: Chính phủ nên điều tiết để đảm bảo cân bằng cơ hội thương mại cho mọi thành phần, từ nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà bán buôn, đến nhà bán lẻ lớn hoặc nhỏ, thương mại hiện đại hoặc truyền thống có thể cùng tham gia và có được vị trí kinh doanh riêng của họ.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w