Phát triển các loại hình bán lẻ mới, hiện đạ

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 96 - 97)

II) Siêu thị: Có 10 đơn vị

3.3.3.3.Phát triển các loại hình bán lẻ mới, hiện đạ

19 Sau khi Tập đoàn phân phối Parkson (Malaixia) vào TP Hồ Chí Minh (thuê trung tâm thương mại Saigontourist), một loạt các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam không còn có cơ hội bán hàng hoá tại trung

3.3.3.3.Phát triển các loại hình bán lẻ mới, hiện đạ

a) “Siêu thị ảo”: Là hình thức bán lẻ mới, hiện đại được tổ chức dựa trên việc ứng dụng thương mại điện tử bán lẻ. Bán lẻ trực tiếp cho phép người tiêu dùng mua sản phẩm nhờ sử dụng các phương tiện thông tin mà không cần gặp trực tiếp người bán. Trên thế giới, ngày càng nhiều doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống bán lẻ hàng hoá trực tiếp để khai thác thị trường. Người bán lẻ có thể tổ chức ra các không gian giao dịch “ảo” như “Cửa hàng ảo”, “Siêu thị ảo” hoặc thông qua các ấn, vật phẩm quảng cáo như cataloge, tờ rơi... để thông tin tới người tiêu dùng về các sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá mà mình sẵn có. Người tiêu dùng nếu có nhu cầu có thể đặt hàng cho người bán lẻ thông qua email, điện thoại, thư, tin nhắn SMS. Người bán lẻ sẽ tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng và cung cấp sản phẩm tới địa điểm mà khách hàng yêu cầu. Tham gia vào phương thức bán lẻ này, người tiêu dùng không phải mất công đến tận nơi bán hàng để lựa chọn sản phẩm và thanh toán tiền mà chỉ cần sử dụng các công cụ hỗ trợ để lựa chọn và đặt hàng với người bán lẻ, người bán lẻ sẽ có trách nhiệm chuyển hàng đến đúng nơi, đúng thời gian, đúng chủng loại, số lượng và chất lượng theo yêu cầu. Việc thanh toán được thực hiện trực tiếp tại nơi nhận hàng hoặc chuyển khoản. Trong tương lai, khi mà lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng phát triển, khi mà thời gian sinh hoạt của mỗi người ngày càng eo hẹp thì hình thức bán hàng này sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, để sử dụng được hình thức bán lẻ này thông thường người tiêu dùng phải trả một khoản phí vận chuyển nhất định tuỳ thuộc vào khoảng cách với người bán lẻ.

b) Phát triển hình thức bán lẻ tại nhà (B2H): Thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng, người bán lẻ tiếp cận với người tiêu dùng nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với hình thức bán hàng tại nhà người tiêu dùng không cần đi đâu cả mà vẫn có thể được thoã mãn các nhu cầu của mình, giúp họ tiết kiệm thời gian

mua sắm rất nhiều. Trong thời đại công nghiệp, khi mà thời gian dành cho công việc mua sắm của mỗi người không còn nhiều nữa thì việc phát triển các hình thức bán lẻ tại nhà là rất cần thiết. Nó đảm bảo tiết kiệm thời gian đi mua sắm cho người tiêu dùng, đồng thời giúp người bán lẻ tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng từ đó có điều kiện phát hiện và khơi dậy các nhu cầu của người tiêu dùng và tìm cách đáp ứng tốt nhất.

Ưu điểm của các hình thức bán lẻ trực tuyến là tiết kiệm được thời gian đi mua sắm cho khách hàng trong khi đó các chế độ liên quan đến chính sách hậu mãi khách hàng vẫn được người bán lẻ đảm bảo thực hiện đầy đủ giống như các hình thức bán lẻ truyền thống khác. Tuy nhiên, sở thích đi mua sắm, thói quen thích được “tận tay” lựa chọn hàng hoá, các quy định về chữ ký điện tử, thanh toán trực tuyến… cũng đang là những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển của các loại hình bán lẻ trực tuyến này.

c) Ngoài ra, Tổng Công ty còn có thể tổ chức bán lẻ trực tuyến thông qua việc xây dựng các kênh bán lẻ trực tiếp trên truyền hình hoặc đài phát thanh. Hình thức bán lẻ này hiện nay rất phổ biến ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, tuy còn khá mới lạ nhưng cũng đã xuất hiện một số kênh bán lẻ trên truyền hình như chương trình “Sự lựa chọn cho tương lai” trên VTV3, chương trình “Phong cách tiêu dùng” trên HTV hay chuyên mục “Info TV” trên VTV6... Đây là những hình thức bán lẻ trực tuyến khá mới lạ nhưng sẽ rất phổ biến trong tương lai.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 96 - 97)