NHỨNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG BÁN LẺ CỦA TCT THƯƠNG MẠI HÀ NỘ

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 77 - 82)

II) Siêu thị: Có 10 đơn vị

2.4.NHỨNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG BÁN LẺ CỦA TCT THƯƠNG MẠI HÀ NỘ

THỐNG BÁN LẺ CỦA TCT THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

Qua phân tích về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như thực trạng kết quả hoạt động của của hệ thống bán lẻ Tổng Công ty Thương mại Hà Nội có thể thấy rằng mặc dù việc phát triển hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đang có những thuận lợi rất lớn trong đó đặc biệt phải kể đến lợi thế về mạng lưới bán lẻ, song trên thực tế để biến những tiềm năng thế mạng

đó thành thế mạnh thực sự, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty so với các đối thủ bên ngoài còn rất hạn chế. Điều này không chỉ phụ thuộc vào chiến lược phát triển của Tổng Công ty mà còn phụ thuộc vào các chủ trương, chính sách của nhà nước đối với việc bản vệ và phát triển các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.

2.4.1. Mặt được

- Thứ nhất, trong thời gian qua, hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty đã có bước phát triển nhanh chóng so với trước cả về quy mô và chất lượng, doanh thu toàn Tổng Công ty năm 2007 đạt mức 5.540 tỷ đồng gấp 1,85 lần so với năm 2003; doanh thu của hệ thống bán lẻ năm 2007 đạt 1.490 tỷ đồng gấp 1,92 lần so với năm 2003.

- Thứ hai, hệ thống bán lẻ đã đáp ứng được tốt nhu cầu hàng hoá của người dân Thủ đô, góp phần tham gia bình ổn giá cả các mặt hàng tiêu dùng tại thị trường Hà Nội trong những thời điểm nhu cầu tiêu dùng tăng cao như các dịp lễ, tết, các thời điểm khan hiếm hàng hoá…

- Thứ ba, thông qua hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty góp phần nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng Thủ đô trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.

- Thứ tư, các mặt hàng ngày càng đa dạng, phong phú hơn thông qua việc không ngừng khai thác thêm các sản phẩm mới trong và ngoài nước để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

- Thứ năm, chất lượng sản phẩm, hàng hoá có nhiều tiến bộ được người tiêu dùng ngày càng tin tưởng hơn. Thương hiệu Hapro Mart thực sự đã trở thành “Người bạn tin cậy của mỗi gia đình”.

- Thứ sáu, đội ngũ lao động ngày càng chuyên nghiệp, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của hệ thống bán lẻ nói riêng và của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội nói chung.

2.4.2. Hạn chế

- Thứ nhất, so với yêu cầu của Thủ đô văn minh, lịch sự, hiện đại, hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty còn có nhiều yếu kém, bất cập, như về coôg tác quy hoạch mạng lưới bán lẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ hầu cần, cũng như sự đa dạng và phong phú của sác sản phẩm, hàng hoá.

- Thứ hai, chất lượng sản phẩm hàng hoá, mẫu mã sẩn phẩm còn chưa đảm bảo, vẫn còn hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán trong các siêu thị.

- Thứ ba, mạng lưới bán lẻ đặt ở những vị trí “đắc địa” vẫn còn ít nên khả năng thu hút khách hàng còn thấp, bên cạnh đó vấn đề giao thông chưa phát triển cũng gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh bán lẻ.

- Thứ tư, hệ thống các dịch vụ bổ sung để gia tăng các giá trị tiện ích phục vụ khách hàng khi mua hàng tại siêu thị còn chưa phát triển. Đặc biệt, đối với các dịch vụ sau bán hàng thì hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội nói riêng và hệ thống bán lẻ của các doanh nghịêp Việt Nam còn nhiều hạn chế và bất cập, việc mua hàng tại siêu thị gần như đều thống nhất theo quy trình “Quý khách kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi ra khỏi quầy” và thực hiện thống nhất theo nguyên tắc “Mua rồi miễn trả lại!”. Trong khi đó tại các nước phát triển, ví dụ như Mỹ, thì thậm chí không những sản phẩm mua rồi khách hàng có thể đổi lại sau 1 thời gian khá dài có thể lên đến hàng tháng tuỳ với từng loại sản phẩm mà thậm chí ngay cả khi sản phẩm đã được khách hàng sử dụng rồi nhưng thấy không phù hợp thì các nhà cung cấp vẫn sẵn sàng nhận lại cho khách. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống bán lẻ thì ngay bản thân các doanh nghiệp cũng cần phải nhận thức rõ về tầm quan trọng của dịch vụ bán hàng để từ đó giữ chân khách hàng khi đến với doanh nghiệp.

- Thứ năm, đến thời điểm hiện tại, có thể nhận xét rằng hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội chưa thực sự áp dụng thương mại điện tử và kinh doanh bán lẻ. Điều này thể hiện ở vai trò của thương mại điện tử khi tham gia

vào hoạt đông kinh doanh bán lẻ của Tổng Công ty chưa cao, tỷ trọng của doanh thu bán lẻ qua mạng còn rất thấp so với tổng doanh thu bán lẻ của Tổng Công ty đạt được. Một mặt, nguyên nhân là do các cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử của Việt Nam còn chưa đẩy đủ, đặc biệt là trong vấn đề thanh toán qua mạng dẫn đến các khó khăn cho doanh nghiệp khi sử dụng phương thức này. Mặt khác, cũng do chính các doanh nghiệp và bản thân Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cũng chưa chủ động trong việc ứng dụng công nghệ thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh bán lẻ mà mới chỉ dừng lại ở việc khai thác công nghệ trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi hệ thống cơ sở pháp lý hoàn thiện, khi thời gian dành cho việc đi mua sắm của người tiêu dùng ngày càng ít đi, và đặc biệt là khi thói quên tiêu dùng thay đổi thì thương mại điện tử bán lẻ sẽ có điều kiện phát triển rất nhanh. Vì vậy, nếu Tổng Công ty Thương mại Hà Nội không chủ động áp dụng trước thì sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ khác.

- Thứ sáu, đội ngũ nhân viên còn hạn chế cả về năng lực, trình độ và tính chuyên nghiệp. Trải qua một thời gian rất dài làm việc trong nền kinh tế bao cấp, được sự bảo trợ của nhà nước, đến nay mặc dù đội ngũ cán bộ, mậu dịch viên của Tổng Công ty đã có những sự thay đổi về cả về tác phong phục vụ lẫn phương pháp làm việc, song so với yêu cầu thực tế của một hệ thống bán lẻ hiện đại thì tính chuyên nghiệp của đội ngũ mậu dịch viên của Tổng Công ty còn hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ thì một trong những yêu cầu quan trọng mà Tổng Công ty Thương mại cần phải nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong hệ thống bán lẻ.

- Thứ bảy, hệ thống giá cả tại siêu thị còn chưa thống nhất, vẫn còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài do đó gây tâm lý không thoải mái cho khách hàng khi mua sắm trong cùng một hệ thống. Đối với các hệ thống bán lẻ theo chuỗi thì bên cạnh việc thống nhất về hình ảnh, phong cách phục vụ, chất lượng sản phẩm thì một trong những yêu cầu cần thực hiện là phải thống nhất về giá bán và chính sách bán hàng trong toàn hệ thống bởi lẽ người tiêu dùng chỉ biết là tôi mua hàng tại

Hapro Mart thì không thể nào mỗi nơi lại bán theo một giá được.

- Thứ tám, để đảm bảo đủ nguồn lực tài chính phục vụ công cuộc hiện đại hoá hệ thống bán lẻ, chuyển đổi từ các phương thức bán lẻ truyền thống, lạc hậu sang các phương thức bán lẻ mới, hiện đại đòi hỏi Tổng Công ty phải có nguồn tài chính rất lớn. Bên cạnh đó, Tổng Công ty còn phải có nguồn tài chính để đầu tư mở rộng sản xuất, dự trữ nguồn hàng, phát triển hệ thống vận chuyển hàng hoá… cũng đòi hỏi phải có nguồn tài chính rất lớn.

- Thứ chín, vai trò quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực bán lẻ còn hạn chế. Trên thực tế, vấn đề phát triển hệ thống thương mại nội địa nói chung và hệ thống bán lẻ nói riêng đã được Chính phủ và Bộ Thương mại trước kia (nay là Bộ Công thương) rất quan tâm thể hiện qua các chủ chương, chính sách lớn để hỗ trợ phát triển thương mại nội địa. Đặc biệt, kể từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì sự quan tâm càng thể hiện rõ nét hơn, đặc biệt là với việc ban hành Đề án “Phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của Thủ tướng hính phủ ngày 15/02/2007. Tuy nhiên, để các chủ trương, chính sách thực sự trở thành giải pháp để hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, bảo vệ được các doanh nghiệp bán lẻ trong nước trước sức mạnh của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài thì Chính phủ và Bộ Công thương cần phải sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa để các doanh nghiệp có thể tranh thủ sự ủng hộ của nhà nước để củng cố lại hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng cạnh tranh trước bối cảnh thời gian mở cửa thị trường bán lẻ không còn xa nữa.

Như vậy, mặc dù trong thời gian qua, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã rất chủ động và nỗ lực trong việc đẩy nhanh tiến độ phát triển hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty, áp dụng các biện pháp quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bán lẻ. Nhưng so với yêu cầu thực tế, đặc biệt là trước sức mạnh của các đối thủ bán lẻ hàng đầu thế giới đã và sắp có mặt tại Việt Nam thì Tổng Công ty Thương mại Hà Nội vẫn còn phải nỗ lực rất nhiều trong việc mở rộng mạng lưới bán lẻ và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 77 - 82)