Trung Quốc

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 30 - 35)

Với 1,3 tỉ người tiêu dùng có mức thu nhập ngày càng tăng, Trung Quốc hiện được coi là thị trường kinh doanh tuyệt vời nhất của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới như Wal-Mart (Mỹ), Carefour và Leroy Mertin (Pháp), Metro và Tengelmann (Đức), Tesco và B&Q (Anh)... Qui mô thị trường bán lẻ của Trung Quốc vào khoảng 980 tỉ USD. Theo dự kiến tới năm 2020 thị trường bán lẻ Trung Quốc sẽ vào khoảng 2,4 ngàn tỉ USD.

Theo cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO ngày 11.12.2004 sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ. Doanh thu của một siêu thị đã vượt quá doanh số của một số trung tâm mua bán hàng đầu của Trung Quốc. Do thành công của các siêu thị đã thu hút rất nhiều tập đoàn bán lẻ trên thế giới đầu tư vào Trung Quốc. Có rất nhiều nhà bán lẻ lớn trên thế giới đã bắt đầu đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Nhờ có kinh nghiệm và sức mạnh nên thị phần của các tập đoàn quốc tế ngày càng tăng lên. Tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart thâm nhập thị trường Trung Quốc vào năm 1996 và cho đến năm 2006 đã có 64 siêu thị với đội ngũ nhân viên 33.000 người. Dự kiến cho tới năm 2011 Wal-Mart sẽ tuyển thêm khoảng 150.000 nhân viên. Trong khi đó, nhà bán lẻ đứng thứ hai thế giới Carefour cũng lên kế hoạch mở thêm khoảng 20 cửa hàng mới trong năm 2006 ở nước này. Bắt đầu xuất hiện tại Trung Quốc vào năm 1995, đến nay Carefour đang dẫn đầu các tập đoàn bán lẻ ở đây với hơn 80 cửa hàng. Năm 2005, Carrefour đạt doanh thu trên 2,4 tỉ USD tại Trung Quốc. Một khảo sát mới đây cho thấy Carefour hiện là sự lựa chọn số 1 của người tiêu dùng Trung Quốc, vị trí trước đây thuộc về Wal-Mart. Các tập đoàn nhỏ hơn cũng đang ráo riết chạy đua giành thị phần. Tập đoàn Lotus của Thái Lan đặt mục tiêu nâng số cửa hàng của họ tại Trung Quốc lên đến con số 100 vào cuối năm nay từ mức 69 cửa hàng hồi đầu năm. Tập đoàn B&Q của Anh cũng bị cuốn hút bởi thị trường đầy tiềm năng này khi đưa ra kế hoạch tăng số cửa hàng ở Trung Quốc lên 100 vào năm 2010.

Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc tuy rất nhiều nhưng thường có quy mô nhỏ. Đây chính là một điểm yếu của hệ thống bán lẻ của Trung Quốc. Hiện nay chỉ có 122 công ty bán lẻ Trung Quốc có doanh thu nhiều hơn 50 triệu nhân dân tệ. Sau khi Trung Quốc thực hiện mở cửa có khoảng 40 tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài đã gia nhập thị trường này. Với hơn 60% doanh thu bán lẻ rơi vào tay họ, các công ty bán lẻ của Trung quốc đã rơi vào tình thế rất khó khăn, một số bị phá sản11. Chính phủ Trung Quốc đã nhận thức rõ điều này và ban hành pháp lệnh về bán lẻ để giúp các tập đoàn trong nước giành lại thị phần. Đây là một giải pháp quản lý mà Việt Nam cần học tập trong quá trình mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam.

Cùng với quá trình cải tạo các dãy phố buôn bán truyền thống thành các siêu thị, Chính phủ Trung Quốc cũng đã xây dựng Kế hoạch phát triển 5 năm của siêu thị ở các thành phố nhỏ và vùng nông thôn, kế hoạch để phát triển các mô hình bán lẻ hiện đại nói chung và các siêu thị nói riêng ở Trung Quốc.

Bảng 1.2: Tiêu chuẩn siêu thị của Trung Quốc

Kích thước \ Loại siêu thị Đại siêuthị phức hợpSiêu thị Cửa hànggiảm giá truyền thốngSiêu thị

Kích thước trung bình 20.000m2 3.000m2 1.000m2 500m2 Số lượng hàng hóa 60.000m2 15.000m2 6.000m2 3.000m2

(Nguồn: http://www.vcci.com.vn/thongtin_kinhte/tinvcci/)

Thời gian gần đây tại Trung Quốc đã hình thành một hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đó là hình thức chuỗi siêu thị. Chuỗi siêu thị ở Trung Quốc phát triển rất nhanh các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này doanh thu tiêu thụ tăng 30%, là phương thức kinh doanh có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Việc phân phối và lưu thông hàng hóa một cách thống 11 Các chuyên gia cho biết, Wall-Mart và Carefour có mặt ở đâu tại Trung Quốc thì trong bán kính 30 km đó, các cửa hàng bán lẻ khác bị tiêu diệt.

nhất là một khía cạnh quan trọng trong mô hình kinh doanh theo chuỗi. Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi hết sức coi trọng việc xây dựng các kênh lưu thông hàng hóa, từng bước xây dựng và hoàn thiện một hệ thống thông tin về phân phối và lưu thông hàng hóa, hệ thống kho hàng, nâng cao trình độ về quản lý phân phối và lưu thông hàng hóa. Ví dụ: Trung Quốc hiện có trung tâm phân phối và lưu thông hàng hóa của các doanh nghiệp kinh doanh theo dạng chuỗi có qui mô lớn và vừa có diện tích xây dựng lên đến 20.000m2 có thể cho phép hơn 80 xe vận tải chở hàng xếp dỡ hàng hóa, có bán kính phục vụ lên tới 250km2, có trình độ ứng dụng điện tử và cơ giới hóa tương đối cao; có những doanh nghiệp kinh doanh theo dạng chuỗi có qui mô lớn vừa chuyên về thiết bị có năng lực phân phối lưu thông hàng hóa tương đối mạnh, đảm bảo cả việc bán lẻ, bảo đảm giao hàng đến nhà trong vòng 12 giờ…

Nhằm thích ứng với yêu cầu toàn cầu hóa kinh tế và việc ra nhập tổ chức Thương mại quốc tế WTO, nâng cao hiệu suất vận hành của nền kinh tế, trong những năm gần đây chính phủ Trung Quốc đã tích cực khuyến khích và đưa ra các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực lưu thông phân phối hiện đại, như:

- Cải cách các qui định và phương thức quản lý có liên quan, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa hiện đại.

- Áp dụng các biện pháp tích cực thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực bán lẻ: Khuyến khích phát triển phân phối và lưu thông hàng hoá theo hướng chuyên nghiệp hoá, nâng cao hiệu quả phân phối và lưu thông hàng hoá. Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá liên quan tiến hành sát nhập, cải tổ và liên hợp; Hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối và lưu thông hàng hoá mở rộng các kênh lưu thông vốn, khuyến khích doanh nghiệp phân phối và lưu thông hàng hoá thu hút vốn trên thị trường vốn trong nước. Khuyến khích các ngân hàng duy trì các khoản vay cho các doanh nghiệp phát triển tốt; Tích cực thúc đẩy thị trường phân phối và lưu thông hàng hoá có quy mô lớn và vừa của

nước ngoài đến Trung Quốc, thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá theo quy định của pháp luật Trung Quốc. Khuyến khích việc xây dựng các tổ chức phân phối lưu thông hàng hoá hoặc kinh doanh của Trung Quốc với nước ngoài; Đẩy nhanh việc xây dựng các trung tâm phân phối và lưu thông hàng hoá khu vực mang tính xã hội hoá, chấn chỉnh lại các tổ chức phân phối và lưu thông hàng hoá. Xây dựng quy hoạch một cách hợp lý cho các trung tâm phân phối và lưu thông hàng hoá khu vực, phát triển các dịch vụ, nghiệp vụ phân phối và lưu thông hàng hoá công cộng mang tính xã hội hoá và chuyên nghiệp hoá.

- Tăng cường bồi dưỡng giáo dục về lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa, khuyến khích sử dụng trang thiết bị hiện đại trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa.

- Xây dựng qui hoạch phát triển cho phân phối và lưu thông hàng hóa, chỉ đạo và thúc đẩy cho sự phát triển của lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Hiện tại, các ban ngành có liên quan của nhà nước đang xem xét xây dựng qui hoạch phát triển hệ thống phân phối và lưu thông hàng hoá thống nhất trên toàn quốc Trung Quốc, chỉ đạo thúc đẩy sự phát triển của lưu thông hàng hoá hiện đại Trung Quốc. Một số các chính quyền địa phương đã xây dựng qui hoạch phát triển hệ thống phân phối và lưu thông hàng hoá của địa phương.

- Tăng cường điều tiết giữa các ban nghành chính phủ liên quan đến lưu thông hàng hóa: Chính phủ tăng cường việc điều tiết giữa các ban, ngành như Hàng không, đường sắt, giao thông, thương mại… nhằm quản lý việc phân phối và lưu thông hàng hoá liên quan.

- Có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hợp lý vào phát triển của hệ thống siêu thị: Ngay từ năm 1992 Chính phủ Trung Quốc đã cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phân phối hàng hoá ở Trung Quốc. Cùng với vốn đầu tư các doanh nghiệp nước ngoài đã đem vào Trung Quốc phương thức quản lý, kinh doanh mới đi cùng với một số loại hình tổ chức bán buôn, bán lẻ văn minh

hiện đại đặc biệt là kinh doanh siêu thị. Các thương nhân Trung Quốc không cần phải ra nước ngoài mới có thể học tập được kinh nghiệm trong việc thành lập, vận hành và phát triển các siêu thị. Việc cho phép các doanh nghiệp phân phối lớn của nước ngoài đầu tư xây dựng và mở rộng hệ thống siêu thị của họ ở trung Quốc là một bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển loại hình cửa hàng văn minh, hiện đại ở Trung Quốc.

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển hệ thống bán lẻ: Bên cạnh việc thu hút FDI, Trung Quốc cũng dành nhiều ưu đãi về tín dụng, thông tin, đào tạo, trợ giúp kỹ thuật cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị trong nước nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các siêu thị trong nước trên thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, Trung Quốc cũng khuyến khích các nhà bán lẻ của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường của các nước trong khu vực thậm chí cả các nước phát triển như EU, Hoa Kỳ.

Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích hoạt động mua lại, sát nhập các doanh nghiệp nhỏ, các nhà kinh doanh siêu thị nhỏ… để hình thành lên các tập đoàn siêu thị lớn có đủ sức cạnh tranh với các siêu thị của nước ngoài; khuyến khích các doanh nghiệp vận hành theo mô hình chuỗi siêu thị nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh của hệ thống.

Việc lựa chọn một số doanh nghiệp bán lẻ lớn (dựa trên thành tích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế) để hỗ trợ phát triển cũng được Chính phủ Trung Quốc áp dụng và đã phát huy hiệu quả trong hệ thống bán lẻ hàng hoá.

- Chính sách không phải là bất di bất dịch mà có thể thay đổi hoạt bát cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống bán lẻ.

Hiện nay số lượng siêu thị tại một số thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến và một số thành phố khác ở vùng duyên hải đã bão hoà. Trong khi đó, một số thành phố khác nhỏ hơn ở phía trung và tây Trung Quốc vẫn chưa phát triển hoặc chưa có. Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp

để phát triển các siêu thị ở các tỉnh miền trung và miền tây Trung Quốc. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thương mại trong nước phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trước nguy cơ bị các tập đoàn thương mại nước ngoài chiếm ưu thế trong lĩnh vực bán lẻ đang phát triển rất nhanh ở Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã phải đưa ra một số quy định nhằm hạn chế sự phát triển siêu thị của các tập đoàn nước ngoài đang đầu tư mở thêm siêu thị ở Trung Quốc như hạn chế về diện tích kinh doanh, hạn chế về số lượng siêu thị tại một tỉnh hay một thành phố thông qua quy hoạch về hệ thống bán lẻ và hạ tầng thương mại.

1.4.2. Thái Lan

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 30 - 35)