Tình hình quản lý và sử dụng mạng lưới bán lẻ

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 56 - 58)

II) Siêu thị: Có 10 đơn vị

2.2.1.2.Tình hình quản lý và sử dụng mạng lưới bán lẻ

Mạng lưới bán lẻ của Tổng Công ty trải rộng trên địa bàn của 8 tỉnh, thành trong cả nước. Riêng tại Hà Nội, mạng lưới bán lẻ của Tổng Công ty được phân bố trên 136 phố và đường phố (64 phố thuộc quận Hoàn Kiếm, 23 phố thuộc quận Hai Bà Trưng, 22 phố thuộc quận Đống Đa, 13 phố thuộc quận Ba Đình, 4 phố thuộc quận Tây Hồ, 2 phố thuộc quận Thanh Xuân, 2 phố thuộc quận Long Biên, 2 phố thuộc quận Hoàng Mai, 2 phố thuộc quận Cầu Giấy); 13 khu tập thể và đô thị; 16 chợ. Đặc biệt, mạng lưới tập trung dày đặc tại 4 quận nội thành cũ (nhất là quận Hoàn Kiếm); các quận mới thành lập và các huyện ngoại thành có mật độ thấp hơn. Trong đó, tổng số địa điểm do Tổng Công ty tự quản lý là 190 điểm chiếm 42,3%, thuê của nhà nước là 223 điểm chiếm 49,6% còn lại là nhà thuê của tư nhân với 37 điểm chiếm 8,2%.

Biểu đồ 2.5: Tình hình quản lý mạng lưới bán lẻ của Tổng Công ty

(Nguồn: Trung tâm Đầu tư Phát triển Hạ tầng thương mại của Tổng Công ty)

Về tình hình sử dụng thì hầu hết các địa điểm kinh doanh hiện nay của Tổng Công ty đều do các đơn vị trong Tổng Công ty trực tiếp quản lý và kinh doanh với số lượng 328 địa điểm chiếm tới 72,9%. Số lượng địa điểm Tổng Công ty hợp tác

cùng với các thành phần kinh tế bên ngoài để kinh doanh là 67 địa điểm chiếm 14,9%. Số địa điểm cho đối tác bên ngoài thuê kinh doanh là 55 địa điểm chiếm 12,2%.

Biểu đồ 2.6: Tình hình sử dụng mạng lưới bán lẻ của Tổng Công ty

(Nguồn: Trung tâm Đầu tư Phát triển Hạ tầng thương mại của Tổng Công ty)

Tuy nhiên, tại các địa điểm trực tiếp kinh doanh thì phần lớn cũng được các công ty thành viên “khoán trắng” cho từng nhóm mậu dịch viên trên cơ sở giao chỉ tiêu doanh số và lợi nhuận nộp về công ty. Số địa điểm do các công ty thành viên trực tiếp tổ chức kinh doanh rất hạn chế. Hơn nữa, theo quy định hiện nay của UBND Thành phố Hà Nội thì tại những địa điểm Tổng Công ty đang quản lý, nếu không có kế hoạch sử dụng mà cho thuê thì sẽ bị thành phố thu hồi. Vì vậy, trong thời gian tới Tổng Công ty sẽ phải kiểm tra, rà soát lại và chấm dứt tình trạng cho thuê địa điểm kinh doanh tại các đơn vị, đồng thời phải tổ chức lại mạng lưới kinh doanh bán lẻ cho phùp hợp với thực tế hoạt động kinh doanh bán lẻ hiện nay, đảm bảo tính hiệu quả.

* Qua phân tích mạng lưới kinh doanh bán lẻ của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội có thể thấy rằng:

- Mạng lưới kinh doanh bán lẻ của Tổng Công ty tuy nhiều điểm kinh doanh nhưng nhìn chung là nhỏ, lẻ, phân bố không đều (mật độ tập trung lớn tại 4 quận nội thành cũ, đặc biệt là khu vực trung tâm Hà Nội và các khu phố cũ), đa số trong đã xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu của thương mại văn minh hiện đại.

- Nhiều điểm kinh doanh trên cùng địa bàn (cùng tuyến phố, khu dân cư...) do nhiều đơn vị trong cùng Tổng Công ty quản lý sử dụng. Các điểm này phần lớn là nhỏ lẻ đan xen nhau kinh doanh những ngành hàng khác nhau hoặc giống nhau, có những ngành hàng không phù hợp với môi trường kinh doanh hiện tại của tuyến phố do đó không phát huy được hiệu quả kinh doanh.

- Do phải trải qua thời kỳ xoá bỏ bao cấp đầy khó khăn nên phần lớn các điểm kinh doanh đã phải vận dụng nhiều hình thức để tồn tại như cho thuê, liên kết, liên doanh, khoán doanh thu dẫn tới việc nhiều địa điểm kinh doanh sai mục đích, trái với nội dung kinh doanh của đơn vị quản lý sử dụng.

- Một số bị chiếm dụng hoặc bị lấn chiếm diện tích.

- Chưa chú ý đúng mức tới mảng kinh doanh chợ, đặc biệt là các chợ đầu mối.

Như vậy, mặc dù sở hữu hàng trăm địa điểm bán lẻ, nhưng trải qua trên 50 năm hình thành và phát triển, vận hành hoạt động qua hai giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước, hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty đã thực sự xuống cấp. Mạng lưới kinh doanh bán lẻ của Tổng Công ty tuy bước đầu đã có sự đầu tư cải tạo theo hướng hiện đại cả về phương thức bán hàng, cách thức tổ chức và quản lý hoạt động song vẫn còn mang tính chất sơ khai, hình thức, chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, Tổng Công ty cần tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng để từ đó quy hoạch lại hệ thống bán lẻ cho phù hợp với định hướng phát triển của Tổng Công ty.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 56 - 58)