CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1 Chính phủ

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 102 - 103)

II) Siêu thị: Có 10 đơn vị

3.4.CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1 Chính phủ

19 Sau khi Tập đoàn phân phối Parkson (Malaixia) vào TP Hồ Chí Minh (thuê trung tâm thương mại Saigontourist), một loạt các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam không còn có cơ hội bán hàng hoá tại trung

3.4.CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1 Chính phủ

3.4.1. Chính phủ

Chính phủ cần xây dựng lộ trình trong việc dỡ bỏ “hàng rào bảo hộ” trong lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam khi thực hiện các cam kết hội nhập. Đặc biệt là việc mở cửa thị trường bán lẻ theo các cam kết khi gia nhập WTO cần phải thực hiện hết sức cẩn trọng và khéo léo, vừa nhằm thực hiện đúng cam kết, vừa nhằm hạn chế khó khăn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.

Để hạn chế các tác động tiêu cực đối với lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam khi gia nhập WTO cần thiết tăng cường điều tiết của Chính phủ để bảo vệ ngành thương mại bán lẻ non trẻ trong nước. Kinh nghiệm của các nước Trung Quốc và Thái Lan đã chỉ cho thấy trong xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá mạnh mẽ ngành thương mại bán lẻ của các quốc gia với sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia, nếu Chính phủ không quan tâm và có biện pháp tích cực bảo vệ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước thì trước cuộc cạnh tranh không cân sức, thị trường bán lẻ trong nước sẽ nằm trong tay các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Khi đó nhà nước sẽ khó mà có thể điều tiết vĩ mô cho mục tiêu phát triển kinh xã hội của mình. Vì vậy, đi liền với xu hướng quốc tế hoá ngành công nghiệp bán lẻ, Chính phủ cũng cần phải tăng cường sự điều tiết đối với lĩnh vực này bằng các công cụ và biện pháp phù hợp.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần phải có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp thương mại bán lẻ nói chung và Tổng Công ty Thương mại Hà Nội nói 23 Trong quá trình thực hiện các giải pháp, nhất là các giải pháp có liên quan tới quyền lợi của người lao động, thường gặp phải sự phản ứng từ phía người lao động. Khi đó, vai trò của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên trong việc tham gia tuyên truyền, giải thích cho người lao động là rất quan trọng.

riêng. Có thể thấy rằng, hiện nay, trong cuộc cạnh tranh ở lĩnh vực bán lẻ, doanh nghiệp trong nước không có nhiều lợi thế so sánh, vì vậy cần sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm xây dựng một hệ thống phân phối đủ mạnh, để có thể hợp tác và cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Các nhà phân phối trong nước đều cho rằng, cái khó nhất là làm sao có được những mặt bằng thuận lợi cho việc xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị lớn. Những mảnh đất đắc địa, qua đấu giá, thường vào tay các doanh nghiệp kinh doanh địa ốc nhằm xây dựng căn hộ cao cấp để bán, văn phòng cho thuê..., đó là những ngành nghề có lợi nhuận siêu ngạch, có thể thu lãi lớn sau ít năm đầu tư. Trong khi đó, doanh nghiệp nước ngoài lại được ưu tiên thuê đất để kinh doanh. Nhiều địa phương sẵn sàng "trải thảm đỏ" đón nhà đầu tư nước ngoài, trong khi không mấy mặn mà với nhà đầu tư trong nước, nhất là thuộc lĩnh vực bán lẻ.

Ðể khắc phục những hạn chế về tài chính và nhằm liên kết phát triển hệ thống bán lẻ, từ cuối năm 2006, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã chủ động liên kết cùng với 3 nhà phân phối lớn khác trong nước là Phú Thái, Saigon Co.op và Satra để cùng thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) nhưng cũng chưa tạo được bước đột phá. Điều cốt yếu hiện nay là Nhà nước cần có chiến lược và chính sách đồng bộ, nhằm phát triển hệ thống phân phối trong nước, lấy các nhà phân phối lớn làm nòng cốt. Nếu không sẽ không tránh khỏi việc có nhà phân phối "bán đứt" thương hiệu và mạng lưới bán lẻ trong nước cho doanh nghiệp nước ngoài, như vậy vừa làm giảm sức mạnh của các doanh nghiệp trong nước, vừa tăng thêm lợi thế cho các doanh nghiệp nước ngoài vốn đã rất có ưu thế so với các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 102 - 103)