II) Siêu thị: Có 10 đơn vị
19 Sau khi Tập đoàn phân phối Parkson (Malaixia) vào TP Hồ Chí Minh (thuê trung tâm thương mại Saigontourist), một loạt các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam không còn có cơ hội bán hàng hoá tại trung
3.1.4.1. Tự bổ sung nguồn vốn kinh doanh
Với tình hình hiện tại, việc tự bổ sung nguồn vốn kinh doanh của Tổng Công ty có thể được thực hiện thông qua các kênh chính sau:
a) Nguồn vốn bổ sung của Thành phố: Trên cơ sở chủ trương khuyến khích
của Chính phủ và Thành phố Hà Nội đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối nội địa, căn cứ theo định hướng phát triển hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cần xây dựng các đề án để trình với các cấp quản lý nhà nước nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho Tổng Công ty bổ sung nguồn vốn kinh doanh nói chung cũng như nguồn vốn để đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nói riêng nhằm nhanh chóng phát triển hệ thống thương mại nội địa, tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.
b) Nguồn vốn bổ sung từ quỹ lợi nhuận của Tổng Công ty: Với phương châm “Tích luỹ để phát triển”, Tổng Công ty cần phải xây dựng hệ thống chính sách linh hoạt nhằm động viên và khuyến khích các doanh nghiệp thành viên kinh doanh có hiệu quả tăng cường bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh thông qua việc trích lập các quỹ tại đơn vị như: quỹ đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ tái đầu tư…
c) Nguồn vốn bổ sung từ việc bán các địa điểm kinh doanh mà Tổng Công ty không có nhu cầu sử dụng: Trong tình hình thực tế, khi mà số lượng địa điểm kinh doanh do Tổng Công ty đang quản lý thì rất nhiều nhưng lại có quá nhiều địa điểm quá nhỏ lẻ, manh mún không phù hợp với định hướng phát triển hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty thì đây là một giải pháp khá phù hợp. Một mặt, vừa giúp Tổng Công ty xử lý dứt điểm được các địa điểm kinh doanh không nằm trong quy hoạch, không phù hợp với định hướng phát triển; mặt khác, lại giúp Tổng Công ty có nguồn thu để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh vốn đang còn rất thiếu.