Quá trình hình thành và phát triển hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty Thương mại Hà Nộ

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 45 - 49)

Công ty Thương mại Hà Nội

Thương mại là một trong những lĩnh vực được hình thành đầu tiên tại Hà Nội sau khi thành lập nước. Trải qua thời kỳ dài nền kinh tế bao cấp rồi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành thương mại Thủ đô đã có những bước chuyển biến tích cực cả về lượng và về chất, góp phần đưa Thủ đô Hà Nội vươn lên vừa là trung tâm chính trị, văn hoá, lịch sử, xã hội; vừa là trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Hệ thống phân phối của Hà Nội rất đa dang với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia, trong đó lực lượng tư nhân là đông đảo nhất. Hệ thống phân phổi của Hà Nội chủ yếu là bán lẻ, với cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa được quy hoạch và tổ chức lại để phù hợp với yêu cầu phát triển thương mại văn minh hiện đại. Trước nửa đầu những năm 80 của thế kỷ trước, kinh tế Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng còn ở mức thấp và vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá, hệ thống phân phối nói chung và hệ thống bán lẻ nói riêng chủ yếu là của thương nghiệp quốc doanh nhằm phục vụ người lao động do vậy quy mô thường nhỏ lẻ, len lỏi trong các khu dân cư. Tại thời điểm đó, hệ thống phân phối này đã đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, từ cuối những năm 80 trở lại đây, do thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường và từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới đã và đang đạt được những chuyển biến đáng kể, đời sống xã hội nâng cao, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao đòi hỏi không chỉ số lượng mà cả chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng phải được tăng lên.

Hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội được hình thành dựa trên hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp trong ngành thương mại, dịch vụ của Hà Nội. Sau một thời gian trên 50 năm hình thành và phát triển, hệ thống bán lẻ của Tổng công ty đã trải qua nhiều giai đoạn: Thời kỳ hưng thịnh của mạng lưới bán lẻ của các doanh nghiệp quốc doanh, đó là thời kỳ bao cấp. Trong điều kiện “trăm người bán, vạn người mua” và đặc điểm của nền kinh tế Kế hoạch hoá tập trung bao cấp, hoạt động bán lẻ được điều khiển bởi các mệnh lệnh thống nhất từ trên xuống dưới theo các mục tiêu của nhà nước.

Thời bao cấp, làm trong ngành thương nghiệp là nghề "có giá” nhất! Nghề thương nghiệp gắn liền với cụm từ "mậu dịch", nên người ta hay gọi "kem mậu dịch”, "phở mậu dịch”, “vải mậu dịch", v.v... để chỉ những thứ do thương nghiệp bán cung cấp theo tem phiếu hay "lệnh” của cấp trên.

Ở các cửa hàng bách hóa thường có các khẩu hiệu như "Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi" nghe rất... hài hước, vì hàng được phân phối theo tem phiếu, không hề có sự lựa chọn nào khác. Trong cửa hàng bách hóa trưng bày rất nhiều hàng, nhưng bán rất ít, còn đa số là "hàng mẫu không bán”.

Tuy treo khẩu hiệu "Cân đong, đo, đếm đầy đủ”, nhưng nếu có bị thiếu hụt, nhiều khách không dám thắc mắc, vì sợ bị nhớ mặt và lần sau sẽ bị gây khó dễ. Không những vậy, mấy cô "mậu dịch viên" mặt lạnh lùng hay cáu gắt thì làm sao có thể làm "vui lòng” và "vừa lòng” khách hàng được! Bên cạnh đó, hình ảnh đoàn người xếp hàng rồng rắn trước cửa hàng lương thực xen lẫn những hòn đá được đánh số ghi tên, rồi cả xô chậu, gạch ngói... được sử dụng làm vật để xếp hàng thay cho người đã cho thấy để mua được một ít lương thực thật khó nhọc. Vì vậy, không nói đến việc yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ mà ngay cả đến việc yêu cầu các mậu dịch viên có thái độ phục vụ “bình thường” cũng là chuyện “xưa nay hiếm”.

Trải qua thời kỳ xoá bỏ giai cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường, trước sự cạnh tranh của các thành phần kinh tế khác, hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty cũng phải thay đổi, từng cá nhân, từng bộ phân, từng doanh nghiệp phải vật lộn, bươn

chải với sức ép của cơ chế thị trường. Để tồn tại, mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình những hướng đi mới, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Thậm chí, nhiều công ty đã phải thực hiện hình thức khoán doanh số đến từng cửa hàng để cho cán bộ công nhân viên tự lo lương cho bản thân. Vì vậy, việc tổ chức và quản lý hệ thống bán lẻ cũng bị phân tán, riêng lẻ. Đến nay, toàn bộ hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty bao gồm 450 điểm kinh doanh bán lẻ với tổng diện tích đất đang sử dụng là 951.366 m2 và diện tích mặt sàn là 197.966 m2, tập trung vào một số đơn vị lớn như Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội, Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Nông sản Hà Nội, Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi, Công ty Thương mại và Dịch vụ Thời trang Hà Nội…; Hệ thống kho tàng bảo quản hàng hoá tập trung ở mốt số khu vực khu vực như: Hệ thống kho bảo quản lạnh ở Hàng Khoai (Hà Nội) và Khu Công nghiệp Lệ Chi (Gia Lâm), hệ thống kho bảo quản hàng khô ở Hải Dương, Tựu Liệt (Thanh Trì); Tổng số CBCNV trong toàn Tổng Công ty lên đến trên 6.500 người.

Trước xu thế hội nhập, với áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là sự cạnh tranh của các tập đoàn bán lẻ quốc tế với sự xuất hiện của các phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại: Thương mại điện tử bán lẻ, kinh doanh theo chuỗi… hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty cũng đang dần có bước chuyển hướng. Tổng Công ty đang triển khai xây dựng hệ thống bán lẻ hiện đại bằng cách sắp xếp hệ thống các điểm bán lẻ hiện có trong hệ thống như các cửa hàng bách hoá, các trung tâm bán lẻ chuyên ngành nằm rải rác trên địa bàn thành phố. Đồng thời triển khai mới nhiều điểm bán lẻ mới tại các khu dân cư đô thị mới. Hiện nay, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đang tiến hành đầu tư nâng cấp các cửa hàng bách hoá hiện có thông qua việc đầu tư nâng cấp hạ tầng, chuyển một số cửa hàng bán lẻ thuộc nhiều đầu mối về quản lý tập trung để triển khai chuỗi siêu thị, đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng thêm các trung tâm thương mại lớn ở khu vực như: Trương Định, Yên Lãng, Kim Liên, Đống Đa, Thành Công, Minh Khai... Tổng Công ty cũng đã hình thành một trung tâm cung cấp hàng hoá cho hệ thống

siêu thị của mình trên cơ sở bổ sung chức năng và nâng cấp Trung tâm kinh doanh Hàng tiêu dùng hiện có.

Ngày 11/11/2006, tại địa điểm D2 Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã tổ chức khai trương chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapro Mart và công bố nhận diện thương hiệu chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích mang tên Hapro Mart chào mừng Hội nghị APEC 14 và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapro Mart gồm 18 cửa hàng tiện tích, 14 cửa hàng chuyên doanh mở đầu cho chiến lược phát triển chuỗi Hapro Mart tại Hà Nội và các tỉnh thành phố trong cả nước từ nay đến năm 2010. Hapro Mart cung ứng 20.000 mặt hàng khác nhau phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Đây là một mô hình mẫu, mở đầu cho việc phát triển các địa điểm mới trong những năm tiếp theo và xúc tiến phương thức nhượng quyền thương hiệu nhằm nhân rộng chuỗi Hapro Mart thành một trong những mạng lưới nòng cốt của hệ thống bán lẻ Việt Nam.

Bên cạnh việc phát triển hệ thống siêu thị cửa hàng tiện ích mang thương hiệu Hapro Mart tại Hà Nội, sang năm 2007, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội còn liên tục khai trương siêu thị, cửa hàng tiện ích mang thương hiệu này ra nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Việc phát triển hệ thống Hapro Mart ra các tỉnh nằm trong chủ trương phát triển hệ thống chuỗi siêu thị của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội. Theo xu hướng phát triển của ngành thương mại hiện đại, các doanh nghiệp đều phải gia tăng đầu tư theo hướng mở rộng hệ thống phân phối, sao cho càng gần người tiêu dùng càng tốt. Đây cũng chính là chương trình phát triển dài hạn của đơn vị trong thời gian tới. Tổng Công ty Thương mại Hà Nội xác định ngoài Hà Nội là thị trường trọng điểm, thì các tỉnh bạn, nhất là miền bắc, cũng có nhu cầu tiêu thụ hàng hoá chất lượng cao, trong khi thị trường này lại chưa xây dựng được một hệ thống thương mại bán lẻ văn minh hiện đại. Điều này trở nên cấp bách hơn, như một sự chạy đua, khi nước ta đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vì vậy, Tổng Công ty đã nghiên cứu và thống nhất sẽ đẩy mạnh đầu tư, kết

hợp với đối tác ở địa phương để hình thành và đưa hàng loạt siêu thị, cửa hàng tiện ích mang tên Hapro Mart vào hoạt động tại các tỉnh, thành phía Bắc.

Theo định hướng chiến lược, trong thời gian đầu Tổng Công ty tập trung phát triển hệ thống Hapro Mart tại Hà Nội và các trung tâm tỉnh, thành miền Bắc. Trong thời gian tiếp theo những siêu thị này sẽ là đầu mối để đơn vị tiếp tục nhân rộng chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích xuống đến tận cấp huyện của các tỉnh, thành.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống bán lẻ của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 45 - 49)