II) Siêu thị: Có 10 đơn vị
2.2.2.1. Nguồn cung cấp hàng hoá
Hiện tại, các nguồn cung cấp hàng hoá chủ yếu cho hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty bao gồm nguồn hàng do Tổng Công ty tự sản xuất và nguồn hàng do Tổng Công ty khai thác từ bên ngoài.
Nguồn hàng do Tổng Công ty tự sản xuất gồm có các sản phẩm do Công ty mẹ và một số công ty thành viên sản xuất (Công ty Thực phẩm Hà Nội, Công ty Cổ phần Thuỷ Tạ, Công ty Cổ phần Thăng Long…). Một số sản phẩm của Tổng Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường và mang nét đặc trưng riêng của Tổng Công ty, như: sản phẩm Giò của Công ty Thực phẩm Hà Nội, Gốm Chu Đậu, Rượu Vang Thăng Long, Rượu Vodka Hapro, Kem Thuỷ Tạ…
Bảng 2.2: Một số đơn vị sản xuất chính trong Tổng Công ty
STT Tên đơn vị Lĩnh vực sản xuất Thương hiệu
sản phẩm
1 Công ty mẹ Tổng Công ty Sản xuất các loại thực phẩm chế biến, thực phẩm đóng hộp, rau - củ - quả đóng lọ, rượu vodka “Hapro” 2 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội Sản xuất và chế biến các mặt hàng thực phẩm chế biến, thực phẩm công nghệ, thực phẩm tươi sống, rau - củ - quả đóng lọ . “Thực phẩm Hà Nội”
3 Công ty Cổ phần Thăng Long Sản xuất rượu vang các loại
và rượu vodka “Vang Thăng Long” 4 Công ty Thời trang Hà Nội Sản xuất các sản phẩm may
mặc, thời trang “Hafasco” 5 Công ty Cổ phần Thuỷ Tạ Sản xuất kem và bánh trung
thu các loại
“Thuỷ Tạ”
6 Công ty Sản xuất - Xuất nhập
khẩu Nông sản Hà Nội Cung cấp rau các loại “Hagrimex” 7 Công ty Cổ phần Sứ Bát Tràng Sản xuất các loại gốm, sứ. “Hapro – Bát Tràng”
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Phát triển của Tổng Công ty)
Tuy nhiên, các đơn vị sản xuất hầu hết đều có quy mô nhỏ, khả năng cung ứng chưa nhiều và sức cạnh tranh của các sản phẩm chưa cao. Các sản phẩm sản xuất ra được phân phối trong hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty và tiêu thụ bên ngoài thị trường. Năng lực sản xuất hiện tại của các đơn vị trong Tổng Công ty chỉ mới đáp ứng được một phần rất nhỏ trong tổng doanh số bán lẻ của cả hệ thống. Việc sản xuất của một số đơn vị chỉ mang tính quy chuẩn, tạo mẫu làm cơ sở để chuyển giao công nghệ sản xuất thông qua các đơn vị vệ tinh và các đơn vị liên doanh, liên kết.
Mặt khác, mối quan hệ giữa các đơn vị sản xuất còn chưa thật sự gắn bó và hỗ trợ nhau, sản xuất còn chồng chéo khiến cho nguồn lực bị phân tán. Ví dụ: với nhóm sản phẩm rau - củ - quả đóng lọ nhưng có hai đơn vị trong Tổng Công ty cùng sản xuất là Công ty Cổ phần Thực phẩm Truyền thống Hapro và Công ty Thực phẩm Hà Nội sản xuất, với hai thương hiệu khác nhau là “Hapro” và “Thực phẩm Hà Nội” và kênh tiêu thụ cũng hoàn toàn khác nhau. Việc sản xuất chồng chéo không chỉ diễn ra tại các công ty trong Tổng Công ty mà đôi khi còn diễn ra ngay trong chính một công ty. Ví dụ tại Công ty Thực phẩm Hà Nội, sản phẩm Nem (gồm Nem Thịt, Nem Cua bể, Nem thịt Hải sản, Nem chay,..) cũng do hai đơn vị trong Công ty cùng sản xuất là Xí nghiệp Khai thác và Cung ứng Thực phẩm Tổng hợp và Xí nghiệp Chế biến Thực phẩm Lương Yên; đối với sản phẩm giò (gồm giò lụa và giò bò) cũng có hai đơn vị cùng sản xuất là Phòng Kế hoạch Kinh doanh và Trung tâm Thương mại Dịch vụ Ngã Tư Sở. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của các đơn vị hầu hết trên cơ sở tự phát, chưa có sự phân công lao động thống nhất trong Tổng Công ty dẫn đến hiện tượng chồng chéo, phân tán nguồn lực, tăng tính chất cạnh tranh trong chính nội bộ Tổng Công ty.
Ngoài việc trực tiếp sản xuất, Tổng Công ty cũng đẩy mạnh việc liên kết với các doanh nghiệp bên ngoài dưới hình thức thuê các đơn vị sản xuất vệ tinh hoặc liên kết với các doanh nghiệp khác để gia công sản phẩm cho Tổng Công ty:
- Đơn vị sản xuất vệ tinh là đơn vị trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng sản phẩm lại mang thương hiệu và thuộc quyền sở hữu của người mua (thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm). Cách thức xây dựng vệ tinh sản xuất được tiến hành thông qua việc Tổng Công ty khảo sát năng lực sản xuất của các đơn vị sản xuất bên ngoài, lựa chọn và ký kết hợp đồng gia công sản phẩm và chịu trách nhiệm bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Các đơn vị vệ tinh chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất đóng tại vùng nguyên liệu, có nguồn lực sản xuất nhưng chưa có thương hiệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tổng Công ty có trách nhiệm chuyển giao công nghệ sản xuất. Toàn bộ quá trình sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng quy trình công nghệ của Tổng Công ty. Các sản phẩm do các cơ sở vệ tinh sản xuất ra phải đảm
bảo chất lượng và tương đồng với sản phẩm do chính Tổng Công ty sản xuất. Sản phẩm mang thương hiệu của Tổng Công ty. Tuy nhiên, đến nay trong toàn Tổng Công ty mới chỉ phát triển được một số rất ít các đơn vị sản xuất vệ tinh, tập trung vào các nhóm mặt hàng rau - củ - quả đóng lọ (dưa chuột bao tử, cà chua, cà pháo, măng, ớt…), đồ nguội (jambon, xúc xích, thịt hun khói…), đồ hộp (thịt hộp, cá hộp, pate…). Các đơn vị vệ tinh chính của Tổng Công ty hiện nay là: Công ty Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao, Xí nghiệp Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Bắc Giang, Xí nghiệp Chế biến Thực phẩm Ninh Bình, Doanh nghiệp Tư nhân Tiến Lục…
- Các đơn vị liên doanh, liên kết tham gia sản xuất: Việc liên doanh, liên kết được thực hiện thông qua hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào nguồn lực và thế mạnh hiện có, các bên tiến hành đóng góp nguồn lực (vốn, công nghệ, thương hiệu, thị trường) để cùng hợp tác sản xuất kinh doanh. Việc hợp tác có thể dưới dạng thành lập doanh nghiệp mới (liên doanh) hoặc không thành lập doanh nghiệp mới (liên kết14). Thông thường sản phẩm sản xuất ra sẽ mang thương hiệu chung của các bên. Các đơn vị liên kết hiện nay của Tổng Công ty gồm có Công ty Cổ phần Long Sơn (chuyên sản xuất và chế biến hạt điều Hapro – Long Sơn), Công ty Cổ phần Bát Tràng (chuyên sản xuất các sản phẩm gốm, sứ Hapro – Bát Tràng).
Nguồn hàng do Tổng Công ty khai thác từ bên ngoài gồm có các mặt hàng gia dụng, hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, đồ uống… và tất cả các chuủng loại mặt hàng khác phục vụ hoạt động kinh doanh bán lẻ gồm có nguồn hàng do Tổng Công ty tự nhập khẩu và nguồn hàng do Tổng Công ty làm đại lý bán lẻ cho các doanh nghiệp sản xuất/nhập khẩu/phân phối trong nước. Đây mới là nguồn cung cấp chính các loại hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty, cụ thể:
- Các nhóm mặt hàng nhập khẩu, bao gồm: Hàng điện tử, điện lạnh; hàng vật liệu xây dựng; hàng thực phẩm, đồ uống; hàng gia dụng, hàng tiêu dùng. Nguồn nhập khẩu chủ yếu là từ các nước Châu Á (như: Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, 14 Các công ty muốn trở thành công ty liên kết phải tuân thủ theo các quy định trong “Quy chế Công ty liên kết của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội”.
Malaixia…), Châu Âu (như: Đức, Ý, Pháp…) và Châu Mỹ (như: Mỹ, Mexico, CuBa..)
- Nhóm mặt hàng do Tổng Công ty ký hợp đồng đại lý, bao gồm: các mặt hàng thực phẩm (đường, sữa, bánh kẹo, gạo…), đồ uống (rượu, bia, nước giải khát), thuốc lá, hàng gia dụng (nhựa, hàng kim khí, hàng may mặc…). Hiện Tổng Công ty đang là đại lý cho một số nhà sản xuất lớn trong nước như: Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tổng Công ty Rượu – Bia – NGK Hà Nội, Tổng Công ty Rượu – Bia – NGK Sài Gòn, Công ty Thuốc lá Thăng Long, Công ty Mía Đường Lam Sơn…Tuy nhiên, hầu hết đối với các nhóm sản phẩm này Tổng Công ty chỉ là nhà phân phối cấp 2 hoặc là đại lý cho các nhà phân phối nên sản phẩm chưa thực sự có sức cạnh tranh cao so với các đại lý khác trên thị trường, đặc biệt là về giá bán lẻ.