+ Quá trình tiêu hóa của giun đất diễn ra như thế nào?
+ Vì sao khi mưa nhiều, nước ngập úng, giun đất chui lên mặt đất?
+ Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra đó là chất gì, tại sao có màu đỏ? - GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
câu trả lời
- Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác bổ sung.
- Hô hấp qua da .
- Thức ăn giun đất→ lỗ miệng→ hầu→ diều (chứa thức ăn) → dạ dày(
nghiền nhỏ) → Enzim biến đổi → ruột tịt→ bã đưa ra ngoài.
- Dinh dưỡng qua thành ruột vào máu.
3. Củng cố, luyện tập
Trình bày cấu tạo giun đất phù hợp với lối sống chui rúc trong đất? Cơ thể giun đất có đặc điểm nào tiến hóa so với ngành động vật trước?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục" em có biết"( Tích hợp môi trường):
? Cần bảo vệ giun đất như thế nào? Có những biện pháp nào để tạo điều kiện cho giun đất phát triển?
- Chuẩn bị mỗi nhóm 1 con giun đất to, kính lúp cầm tay.
5. Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc cá nhân
Tuần 8 Tiết 16 Ngày soạn:
Bài 16. THỰC HÀNH : MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- HS nhận biết được loài giun khoang, làm quen được với cách mổ ĐVKXS
- Quan sát được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của giun đất, từ đó nhận biết được các cơ quan của giun đất và viết thu hoạch
2. Kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng mổ ĐVKXS
- Rèn kỉ năng quan sát, phân tích mẫu vật thật, kĩ năng vẽ hình chính xác - KN chia sẻ thông tin khi mổ va qs giun đất
- KN hợp tác trong nhóm, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận chính xác cho HS
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của Giáo viên: Chuẩn bị mẫu vật thật, mẫu ngâm
2 Chuẩn bị của Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị 3, 4 mẫu vật sống