- Xem lại cấu tạo trong của ếch đồng
5. Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc cá nhân
Tuần 22 Tiết 43 Ngày soạn:
Bài 39. CẤU TẠO TRONG CỦA THẰN LẰN I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Nêu được những đặc điểm cấu tạo thích nghi với điều kiện sống của đại diện (thằn lằn bóng đuôi dài). Biết tập tính di chuyển và bắt mồi của thằn lằn.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng so sánh
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của Giáo viên: 1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Tranh cấu tạo trong của thằn lằn - Bộ xương ếch bộ xương thằn lằn - Mô hình bộ não thằn lằn
2 Chuẩn bị của Học sinh: Học bài cũ, đọc bài mới
III. Phương pháp: Trực quan tìm tòi, vấn đáp, trình bày 1 phút, dạy học nhóm..
IV. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Nêu đặc điểm đời sống của thằn lằn? Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Bộ xương (10 phút)
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát bộ xương thằn lằn đối chiếu với H39.1 SGK xác định vị trí các xương.
- GV gọi HS chỉ trên mô hình
- GV yêu cầu HS so sánh sự sai khác giữa bộ xương thằn lằn và lưỡng cư
- HS quan sát H39.1 đọc kĩ chú thích ghi nhớ tên các xương thằn lằn
- HS đối chiếu mô hình xương xác định xương đầu, cột sống, xương sườn các xương đai và các xương chi - HS so sánh 2 bộ xương nêu được đặc điểm sai khác cơ bản
I. Bộ xương
- Bộ xương gồm: + Xương đầu
+ Cột sống có các xương sườn + Xương chi: xương đai và các xương chi
Hoạt động 2: Các cơ quan dinh dưỡng (14 phút)
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát H39.2 đọc chú thích xác định vị trí các hệ cơ quan
- GV đặt hệ thống các câu hỏi về các hệ cơ quan dinh dưỡng…
- GV giải thích khái niệm thận chốt lại các đặc điểm bài tiết
- HS tự xác định vị trí các hệ cơ quan trên H39.2 SGK - 1-2 HS lên chỉ các cơ quan trên tranh →lớp nhận xét bổ sung