- Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
3.1.3. Tăng cƣờng công tác quản lý gắn với việc đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và chiều hƣớng phát triển của cán bộ
chất, năng lực và chiều hƣớng phát triển của cán bộ
3.1.3.1. Mục tiêu của biện pháp
- Làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; làm căn cứ để các cấp quản lý giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên trong toàn ngành giáo dục.
- Nhằm thúc đẩy đội ngũ cán bộ quản lí không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nêu gương tốt. Đánh giá đúng sẽ phát huy được khả năng, sở trường của cán bộ, giáo viên. Cán bộ, giáo viên được đánh giá đúng sẽ phấn khởi, tin tưởng và tích cực hơn.
3.1.3.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp
Đánh giá CBQL đúng sẽ bố trí, sử dụng cán bộ đúng, phát huy được khả năng, sở trường của cán bộ. CBQL được đánh giá đúng sẽ phấn khởi, tin tưởng và tích cực hơn. Ngược lại, đánh giá không đúng, không những không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phát huy được khả năng, sự sáng tạo, sở trường của họ mà còn thủ tiêu tính tích cực, làm cho họ kém phấn khởi, dẫn đến chán nản, tự ti, bi quan, tiêu cực, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, mất đoàn kết, tổn hại cho tổ chức và CBQL.
1. Đánh giá, xếp loại giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo có tham gia trực tiếp giảng dạy thực hiện theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 22 tháng 01 năm 2008 về ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
2. Đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học có tham gia trực tiếp giảng dạy thực hiện theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 ban hành qui định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
3. Đánh giá, xếp loại giáo viên THCS có tham gia trực tiếp giảng dạy thực hiện theo Thông tư số 30/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên trung học phổ thông;
4. Đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng các trường THCS thực hiện theo Thông tư số 29/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 ban hành Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; công văn số 430/BGDĐT-NGCBQLGD; công văn số 1962/BGDĐT-NGCBQLGD.
5. Đánh giá, xếp loại đối với Hiệu trưởng các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học và Phó hiệu trưởng, nhân viên ở tất cả các trường thực hiện theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV, ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ và hướng dẫn số 3040/BGD&ĐT-TCCB, ngày 17/4/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy trình thực hiện việc đánh giá được nêu tại Điều 9 của Quyết định này. Riêng đối với Hiệu trưởng thì Trưởng phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp đánh giá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hàng năm, Phòng giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện và đôn đốc các trường học thực hiện đánh giá, xếp loại CBQL, giáo viên, nhân viên theo quy định, đồng thời kiểm tra, thanh tra và giải quyết những vấn đề phát sinh trong đánh giá cán bộ, giáo viên.
3.1.3.3. Những điều kiện thực hiện biện pháp
Trong đánh giá cán bộ cần minh bạch, rõ ràng, công khai, công bằng. Căn bệnh lãnh đạo đánh giá CBQL chủ quan, phiến diện, trong phòng kín... là rất tai hại. Khắc phục trường hợp chủ quan, dẫn đến các trường hợp đánh giá không đúng hoặc mâu thuẫn: cơ quan chủ quản đánh giá không tốt, nhưng ngoài xã hội đánh giá tốt; nơi này đánh giá không tốt, nơi kia đánh giá tốt; nơi này cho rằng không sử dụng được, nhưng ở nơi kia lại sử dụng được và cán bộ lại phát huy tốt.
Đánh giá không đúng, không công tâm, khách quan dẫn đến đối xử sai. Có trường hợp CBQL vi phạm khuyết điểm thì thi hành kỷ luật trong Đảng khác, kỷ luật của chính quyền khác. Có người bị thi hành kỷ luật nơi này, được điều chuyển đi công tác ở nơi khác, có khi còn lên cấp, lên chức cao hơn... Những biểu hiện đó trong đánh giá cán bộ là rất tai hại, trực tiếp thủ tiêu tính tích cực, tự giác của CBQL trong công tác nói chung, trong phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống nói riêng.
CBQL có yêu cầu cần phải được tôn trọng và được bảo vệ không chỉ ý kiến mà còn quyền lợi và nhân phẩm của họ. Tôn trọng là mối quan hệ ứng xử văn hóa giữa con người với con người, giữa tổ chức với cá nhân, giữa cấp trên và cấp dưới. Được tôn trọng các ý kiến đóng góp, tôn trọng về danh dự, nhân phẩm, quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, CBQL sẽ tích cực hơn trong công việc xã hội. Nếu họ không được tôn trọng, bảo vệ tức là tổ chức xã hội xa rời họ, bỏ rơi họ, đẩy họ rơi sang thái cực khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong cuộc đấu tranh chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ nạn quan liêu, tham nhũng hiện nay, việc bảo vệ người dám đấu tranh càng quan trọng, bởi đối tượng đấu tranh đa phần là những người có chức, có quyền, đôi khi là thủ trưởng trực tiếp của họ. Góp ý của CBQL không được tôn trọng, quyền lợi chính đáng của họ không được bảo vệ sẽ làm mất niềm tin vào lãnh đạo, giảm nhiệt tình công tác và trong nhiều trường hợp làm suy giảm về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của họ. Đã có CBQL do không được đánh giá đúng, do không được tôn trọng, không được bảo vệ mà họ đã xa lánh tổ chức, đang làm khác và nghĩ khác, thậm chí đã bị các phần tử cơ hội chính trị lôi kéo, mua chuộc.
Phòng Giáo dục và Đào tạo cần tham gia công tác đánh giá CBQL và giáo viên dưới góc độ là đơn vị chủ trì đảm bảo các yếu tố để quá trình này diễn ra khách quan và công bằng.