Xây dựng và thực hiện đề án luân chuyển cán bộ quản lí trường học

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 103 - 107)

- Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

3.2.2. Xây dựng và thực hiện đề án luân chuyển cán bộ quản lí trường học

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng và lập đề án luân chuyển CBQL trường học nhằm mục đích thực hiện tốt công tác LCCB, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lí các trường học được rèn luyện ở nhiều địa bàn khác nhau để nâng cao năng lực quản lí; đồng thời việc điều động cán bộ có năng lực đến những nơi khó khăn để cải thiện tình hình sẽ giúp nâng cao chất lượng hiệu quả của quản lí nhà trường.

Họach định được một cách đầy đủ và tòan diện về nhu cầu cán bộ quản lí trường học cho các trường và chủ động phát triển được đội ngũ quản lý trường học về lâu dài. Trên cơ sở đó đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận để chủ động bổ sung cho đội ngũ CBQL trường học vững mạnh.

3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Sau khi xác định rõ quan điểm, mục tiêu, căn cứ vào các loại văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh và văn bản chỉ đạo cụ thể của huyện về luân chuyển CBQL. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện thực hiện xây dựng đề án luân chuyển CBQL trường học thuộc huyện cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Toàn huyện hiện có 28 trường mầm non, tiểu học và THCS, để tổ chức thực hiện, cần rà soát lại toàn diện, thật kỹ đội ngũ CBQL các trường học trong huyện. Chú ý đặc điểm, điều kiện của từng địa phương nhất là ở các xã miền núi, vùng sâu vùng xa trung tâm huyện lỵ còn nhiều khó khăn. Các bước thực hiện như sau:

- Sắp xếp, kiện toàn bộ máy các trường học.

- Có kế hoạch khảo sát, rà soát lại quy hoạch cán bộ.

- Tiến hành nhận xét, đánh giá cán bộ theo quy định để phân loại CBQL. - Trên cơ sở đánh giá nhận xét, CBQL giáo dục và các yếu tố khác: như thời gian công tác, nhu cầu cán bộ của các đơn vị, thực hiện xây dựng đề án luân chuyển CBQL giáo dục và kế hoạch LCCB theo từng giai đoạn(có danh sách luân chuyển kèm theo trình UBND huyện phê duyệt.

Đối với luân chuyển, chú ý đối tượng CBQL ở độ tuổi dưới 40 (đối với nữ), 45 tuổi (đối với nam). Trước khi điều động, LCCB, cấp quản lý cán bộ phải bàn bạc kỹ lưỡng với các đơn vị có liên quan về cách làm cụ thể, tính toán thời gian thích hợp để tạo sự thống nhất cao đối với từng cán bộ được luân chuyển và với đơn vị nơi cán bộ đi, nơi cán bộ đến (trừ những trường hợp thật cần thiết, do yêu cầu nhiệm vụ cấp có thẩm quyền xem xét quyết định).

Sau khi tổng hợp việc khảo sát điều tra đội ngũ CBQL trường học huyện Tiên Yên, cho thấy được trình độ chuyên môn của CBQL không đồng đều, người có trình độ đại học, người cao đẳng, người trung học. Về trình độ nghiệp vụ quản lý cũng tương tự và có người còn chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Về trình độ chính trị, sự am hiểu, nhận thức tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, phong tục, tập quán ở địa phương trong đội ngũ CBQL cũng chưa đồng đều. Do vậy, theo chúng tôi để đạt hiệu quả tối ưu trong việc bố trí, sử dụng đội ngũ CBQL trường học cần theo một số nguyên tắc sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khi phân công CBQL nên tạo điều kiện cho họ phát huy hết mặt mạnh, sở trường trong công tác quản lý. Chẳng hạn, CBQL làm tốt công tác chuyên môn thì một là điều về trường trọng điểm của huyện; hai là điều về trường yếu về chuyên môn (chất lượng thấp); những cán bộ làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất đưa về nơi cần phải cải tạo, thay đổi xây dựng cơ sở vật chất; chuyển CBQL có uy tín, khả năng thu phục quần chúng, làm tốt công tác đoàn kết nội bộ về những trường mà bộ máy tổ chức còn yếu, có dấu hiệu tiêu cực, mất đoàn kết...

Trong công tác quản lý, có CBQL có thể phát huy được năng lực, hiệu quả công tác tốt ở bất kỳ đơn vị, địa phương nào nhưng cũng có CBQL chỉ làm tốt công tác ở một vùng, thậm chí ở một trường nào đó, cho nên khi phân công phải chú ý tới khả năng và sự phù hợp của từng người.

Địa phương hoá CBQL cũng là một hướng tích cực trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ. Người địa phương sẽ có nhiều thuận lợi trong công tác, do am hiểu phong tục tập quán, kinh tế, xã hội và các mối quan hệ từ trước với Đảng, chính quyền, nhân dân và học sinh địa phương nên dễ làm tốt công tác huy động trẻ đến lớp, công tác xã hội hoá giáo dục, công tác phù hợp giáo dục học sinh giữa gia đình - nhà trường và xã hội. CBQL là người địa phương sẽ gần gia đình, đỡ tốn thời gian đi lại, có nhiều thời gian công tác và lo toan đến gia đình giúp họ an tâm công tác hơn. Ở khía cạnh này, việc bố trí và sử dụng cán bộ không hề mâu thuẫn với mục đích nghiên cứu về việc tổ chức thực hiện luân chuyển CBQL. Những trường vùng sâu, vùng xa, dân địa phương hầu hết là người dân tộc ít người nên bố trí CBQL biết nói tiếng dân tộc để thuận lợi trong công tác.

Bố trí CBQL trường học nên xen kẽ cán bộ cũ và cán bộ mới, CBQL nhiều kinh nghiệm với CBQL còn ít kinh nghiệm, CBQL giỏi về mặt này với CBQL giỏi về mặt khác. Trong các trường học cố gắng sắp xếp CBQL đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đều về số lượng và chất lượng, sao cho các CBQL cùng trường có thể bổ sung những thế mạnh và học hỏi được kinh nghiệm lẫn nhau. Phải tạo thành một tập thể vững mạnh, đoàn kết bắt đầu từ Ban giám hiệu nhà trường.

Theo quy định, thời hạn BNL của CBQL trường học là 5 năm, lúc đó CBQL đã thể hiện hết sở trường, cho nên luân chuyển CBQL hợp lý sẽ tạo điều kiện cho cán bộ quản lý phát huy được sở trường ở địa phương mới, hạn chế được mặt yếu của người CBQL. Như vậy, rõ ràng nếu làm tốt việc chuân chuyển CBQL trường học theo quy hoạch thì chúng ta sẽ xây dựng được một đội ngũ cán bộ có chất lượng cao.

Tuỳ theo khả năng từng cán bộ mà phân công họ về các trường học với khối lượng công việc phù hợp. Những CBQL mới được đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm không nên đưa về trường lớn, trường chuẩn hay trường quá khó khăn, phức tạp. Đầu tư CBQL giỏi cho các trường điểm, trường chuẩn để phát huy thế mạnh và nhân điển hình trong ngành.

3.2.2.3. Những điều kiện thực hiện biện pháp

Để việc thực hiện đề án đạt kết quả tốt, đề nghị có sự chỉ đạo, giám sát cụ thể của Huyện ủy và UBND huyện; có sự phối hợp tốt giữa Phòng Giáo dục và Phòng Nội vụ trong việc triển khai nhiệm vụ. Sự kiểm tra, giám sát của Ban Tổ chức Huyện ủy.

Tăng cường cơ sở vật chất cho trường học, xây dựng một số chính sách ưu đãi của địa phương đối với cán bộ, nhà giáo, tạo điều kiện thuận lợi để CBQL trường học phát huy năng lực phục vụ sự nghiệp giáo dục cũng như các nhiệm vụ chính trị khác tại địa phương.

Giao cho phòng Giáo dục chủ động trong việc xây dựng đề án, kế hoạch luân chuyển CBQL trường học để sát với thực tế và yêu cầu công tác cán bộ của ngành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)