Khuyến khích vai trò chủ động, tự giác và tích cực của cán bộ quản lí các cấp

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 91 - 96)

- Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

3.1.2. Khuyến khích vai trò chủ động, tự giác và tích cực của cán bộ quản lí các cấp

lí các cấp

3.1.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Phát huy sự chủ động, tích cực sáng tạo của CBQL các cấp trong công việc LCCB, giúp cho CBQL các cấp phát huy được vai trò thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao tạo nên sự hiệu quả, năng suất trong công việc đồng thời gắn với trách nhiệm cá nhân trong chỉ đạo điều hành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.2.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Các cấp quản lý: Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện cần đẩy mạnh công tác quán triệt và xây dựng được cơ chế phù hợp khuyến khích, động viên người CBQL giáo dục và đội ngũ giáo viên thông qua các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề cụ thể (có thể là lồng ghép với những nội dung khác) giúp cho đội ngũ CBQL giáo dục thấy được và nhận thức rõ quan điểm, chủ trương của các cấp quản lý từ đó có động lực để phát huy sự chủ động tích cực trong công việc.

Một trong những cơ sở để sự chủ động, tích cực có trọng tâm và không chệch hướng là thực hiện xây dựng cơ chế quy định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cũng như các cá nhân theo từng chức danh để h ạn chế những chồng chéo về chức năng, trách nhiệm, nhiệm vụ cũng thẩm quyền trong công tác cán bộ, mà ở đây là các tổ chức: Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ, Phòng giáo dục, các trường học thuộc huyện và các chức danh lãnh đạo thuộc các tổ chức trên. Đồng thời hạn chế cơ chế “xin cho”, giảm bớt những thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp quản lý, khuyến khích tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng phù hợp gắn với cuộc vận động “học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đước Hồ Chí Minh” và công tác xây dựng văn hóa tổ chức để kịp thời ghi nhận, động viên những tổ chức, cá nhân có sự sáng tạo, tích cực trong công việc.

Tiến hành:

1- Ngay từ đầu nhiệm kỳ cấp ủy, thực hiện xây dựng quy chế tổ chức cán bộ, quy chế bổ nhiệm và BNL cán bộ lãnh đạo quản lý, trong đó quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các tổ chức liên quan như sau:

Ban Thường vụ Huyện ủy ủy quyền cho Thường trực Ủy ban nhân dân huyện cho ý kiến về việc điều động, luân chuyển, bổ nhiệm và BNL, miễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiệm, nghỉ chế độ đối với CBQL giáo dục các trường học thuộc huyện thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý, đối với trường học đó là: hiệu trưởng, hiệu phó các trường học thuộc huyện. Sau khi có thông báo của Ủy ban nhân dân huyện, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện ra quyết định.

Ủy ban nhân dân huyện, có trách nhiệm cho ý kiến chỉ đạo về việc tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch, dự kiến nhân sự, tổ chức thực hiện việc điều động, luân chuyển, bổ nhiệm và BNL, miễn nhiệm, nghỉ chế độ đối với hiệu trưởng, hiệu phó các trường học thuộc huyện và các chế độ đối với cán bộ luân chuyển. Phê duyệt quy hoạch CBQL ngành giáo dục. Báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Huyện ủy.

Ban Tổ chức Huyện ủy là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Thường vụ Huyện ủy, có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ (theo quy định) và tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy về công tác luân chuyển CBQL giáo dục. Thực hiện kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy trình bổ nhiệm, BNL CBQL ngành giáo dục theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy.

Phòng Nội vụ huyện có trách nhiệm thẩm định và tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện về chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch, dự kiến nhân sự, tổ chức thực hiện việc điều động, luân chuyển, bổ nhiệm và BNL, miễn nhiệm, nghỉ chế độ đối với hiệu trưởng, hiệu phó các trường học thuộc huyện và các chế độ đối với cán bộ luân chuyển. Phê duyệt quy hoạch CBQL ngành giáo dục.

Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm xây dựng kế hoạch luân chuyển, dự kiến nhân sự, tổ chức thực hiện việc điều động, luân chuyển, bổ nhiệm và BNL, miễn nhiệm, nghỉ chế độ đối với hiệu trưởng, hiệu phó các trường học thuộc huyện và các chế độ đối với cán bộ luân chuyển. Xây dựng quy hoạch CBQL ngành giáo dục trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.

Trường học thuộc huyện, có trách nhiệm thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên về công tác cán bộ, được quyền dự kiến nhân sự cho các chức danh lãnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đạo, thực hiện xây dựng quy hoạch, dự kiến phương án bổ nhiệm, BNL, phương án LCCB trình Phòng giáo dục và Đào tạo xem xét, tổng hợp trình cấp trên xem xét quyết định.

2- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các trường học thuộc huyện xây dưng quy chế làm việc, quy chế dân chủ. Trong đó chú trọng những nội dung sau: Quy định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ và thẩm quyền của cấp trưởng và cấp phó đơn vị (hiệu trưởng, hiệu phó), những nội dung nào do hiệu trưởng trực tiếp quyết định và chịu trách nhiệm, những nội dung do hiệu phó trực tiếp quyết định và chịu trách nhiệm. Những nội dung phải thông qua tập thể lãnh đạo quyết định, những nội phải công bố và xin ý kiến của hội đồng trường, quyền lợi trách nhiệm của cán bộ, giáo viên. Biện pháp này sẽ giúp CBQL giáo dục hiểu rõ trách nhiệm phải chịu khi quyết định một vấn đề thuộc thẩm quyền từ đó luôn có sự cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng trước khi quyết định, đồng thời cũng giúp người CBQL giáo dục chủ động đưa ra những sáng kiến và tích cực đối với lĩnh vực công việc được phụ trách.

3- Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng trong đó chất lượng hoàn thành công việc và những sáng kiến cải tiến công việc là một tiêu chí quan trọng để khen thưởng nhằm động viên, khích lệ sự độc lập, sáng tạo, tích cực của mỗi cá nhân CBQL giáo dục. Để họ thấy được những cố gắng của bản thân trong công việc đã được cấp trên ghi nhận và tiếp tục phấn đấu trong công việc ở thời gian tiếp theo.

3.1.2.3. Những điều kiện thực hiện biện pháp

Bảo đảm cho đội ngũ CBQL có được cuộc sống vật chất và tinh thần ổn định.. Đội ngũ CBQL có được mức sống về vật chất và tinh thần ổn định thì họ mới có động lực phấn đấu, rèn luyện tốt hơn để tự giác và chủ động phòng, chống suy thoái đối với chính mình, tham gia cuộc đấu tranh chung của tổ chức và xã hội. Ngược lại, điều kiện sống vật chất và tinh thần của đội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngũ CBQL kém có ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và hành động của họ. Tính tích cực sẽ bị chi phối và giảm đi; tính tiêu cực sẽ xuất hiện trong suy nghĩ, tư tưởng và hành động. Nguy hại hơn, một khi tiêu cực không được ngăn chặn, dần dần tích tụ trở thành thói quen xấu, dẫn đến tư tưởng, tâm lý bất cần trong cuộc sống, có thể làm những việc vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, lẽ sống thông thường. Nhưng cải thiện điều kiện vật chất phải đi liền với công tác giáo dục về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tình trạng có một bộ phận CBQL đã có điều kiện cuộc sống vật chất đầy đủ hơn trước, nhưng vẫn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đã là điều không bình thường, do không quan tâm đến giáo dục chính trị tư tưởng.

Phát huy dân chủ, tạo môi trường chính trị, văn hóa, xã hội thuận lợi cho thực hiện quyền làm chủ theo pháp luật nhà nước. Sống trong môi trường chính trị, văn hóa xã hội tốt thì đội ngũ CBQL có điều kiện phấn đấu, rèn luyện trưởng thành, để phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Môi trường văn hóa - xã hội cũng là điều kiện rất quan trọng. Môi trường văn hóa - xã hội tốt sẽ có tính răn đe, cảnh báo, kiềm chế những biểu hiện phi đạo đức, phi văn hóa. Môi trường văn hóa - xã hội tốt là điều kiện nâng cao tầm tư duy, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho CBQL. Có những quy ước, quy chế để mọi người tuân theo, làm theo, trong đó đội ngũ CBQL phải gương mẫu, là người đi đầu trong việc chấp hành, có trách nhiệm xây dựng môi trường văn hóa - xã hội.

Đánh giá đúng, tôn trọng và bảo vệ đội ngũ CBQL. Đánh giá CBQL đúng sẽ bố trí, sử dụng cán bộ đúng, phát huy được khả năng, sở trường của cán bộ. CBQL được đánh giá đúng sẽ phấn khởi, tin tưởng và tích cực hơn. Ngược lại, đánh giá không đúng, không những không phát huy được khả năng, sự sáng tạo, sở trường của họ mà còn thủ tiêu tính tích cực, làm cho họ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kém phấn khởi, dẫn đến chán nản, tự ti, bi quan, tiêu cực, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, mất đoàn kết, tổn hại cho tổ chức và CBQL.

Việc bố trí công tác hợp lý, phù hợp với khả năng chuyên môn đã được đào tạo của CBQL cũng là điều kiện hết quan trọng. Nếu bố trí, phân công công việc đúng, hợp lý thì cán bộ phát huy được khả năng, sở trường của mình; đem hết nhiệt tình vào công việc chuyên môn. Làm đúng việc chuyên môn mới có sự sáng tạo và phát triển kỹ năng tốt. Bố trí công việc trái ngành, trái nghề sẽ gây hậu quả xấu, năng suất công tác sẽ không cao, hiệu quả kém; cán bộ không những không phát huy được mà còn bị thui chột, mất kiến thức chuyên môn đã học, đã có, uổng phí công lao đào tạo của Đảng và Nhà nước và gây cho cán bộ tâm lý chán nản, thụ động, ỷ lại.

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)