Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trường Tiểu học và THCS Về đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 72)

- Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

2.2.2.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trường Tiểu học và THCS Về đội ngũ giáo viên

Về đội ngũ giáo viên

Giáo viên trong huyện hàng năm được bổ sung, phát triển theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao về chất lượng. Những năm trước đây từ chỗ giáo viên luôn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, đến nay do được sự quan tâm của huyện, tỉnh và ngành, đội ngũ giáo viên phổ thông đã được bổ sung biên chế hàng năm để phục vụ công tác giảng dạy khắp các vùng, miền trong toàn huyện, kể cả những vùng sâu, vùng xa, miền núi. Chất lượng chuyên môn không ngừng được nâng lên. Hiện nay đội ngũ cán bộ giáo viên toàn huyện ở các cấp học có trình độ 100% đạt chuẩn trong đó giáo viên có trình độ trên chuẩn đạt tỉ lệ:

- Tiểu học: 57,5% giáo viên trên chuẩn. - THCS: 40,8% giáo viên trên chuẩn.

Tổng số giáo viên trực tiếp đứng lớp: 679, trong đó nữ 455; dân tộc: 163. Số giáo viên đạt trình độ (Trung học Sư phạm) THSP: 203; CĐSP: 309; Đại học Sư phạm (ĐHSP): 167. Tỷ lệ giáo viên trên lớp: cấp TH 1,38; cấp THCS 2,3.

Đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao giúp đội ngũ giáo viên thêm yêu và gắn bó với nghề. Giáo viên trẻ ngày càng có chất lượng cao hơn. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên trường tiểu học và THCS huyện Tiên Yên cũng còn một số tồn tại như chất lượng chuyên môn không đồng đều (do lịch sử để lại, giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau) nên mặc dù hầu hết giáo viên đã được chuẩn hoá nhưng một số ít trong đó vẫn bị hạn chế về năng lực giảng dạy, khả năng tự học chưa cao. Đời sống của cán bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giáo viên những năm gần đây đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn... Tuy vậy nhìn chung đội ngũ giáo viên trường tiểu học và THCS huyện Tiên Yên hiện nay vẫn có thể đáp ứng yêu cầu công tác, hoàn thành nhiệm vụ của ngành giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trường tiểu học và THCS

Công tác CBQL được xem là nhân tố then chốt quyết định chất lượng giáo dục nhà trường. Những năm gần đây có xu hướng trẻ hóa đội ngũ quản lý để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ thiên về tính nhạy bén, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, có trách nhiệm với tập thể, có năng lực chuyên môn khác với trước kia lựa chọn nặng nề về uy tín, về kinh nghiệm và thường là những người có tuổi.

+ Cơ cấu độ tuổi và giới tính

Bảng 2.7: Cơ cấu độ tuổi và giới tính Cấp học Tổng số CBQL Giới tính Độ tuổi Nam Nữ < 35 <= 45 > 45 TH 31 6 25 7 15 9 THCS 21 9 12 4 4 13 Cộng 52 12 37 11 19 22

Qua số liệu thống kê về độ tuổi của đội ngũ CBQL trường tiểu học và

THCS huyện Tiên Yên chúng ta thấy hầu hết đội ngũ CBQL đang ở độ tuổi

sung sức: từ 35 đến 45 tuổi có 19 người, chiếm tỷ lệ 36,5%. Đây là lực lượng CBQL được tin cậy nhiều nhất, lực lượng này vừa hăng say công tác lại vững vàng về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý. Họ cũng sẵn sàng tiếp thu cái mới, cải tiến phương pháp làm việc vì vậy đã mang lại hiệu quả quản lý ngày càng cao hơn. Đây chính là sức mạnh, là nòng cốt của đội ngũ CBQL giáo dục huyện Tiên Yên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lực lượng quản lý trẻ dưới 35 tuổi có 11 người, chiếm tỷ lệ 21.1%. Lực lượng này có tính năng động cao, sáng tạo trong công việc, dám nghĩ, dám làm, có thể làm nên những bước đổi mới có tính đột phá. Đội ngũ CBQL trẻ hăng say, nhiệt tình, nhưng cũng dễ có những việc làm bột phát, có những quyết định không chín chắn nên cũng phải chú ý theo dõi, giúp đỡ để họ có thể tránh được những sai lầm. Trước yêu cầu trẻ hoá đội ngũ, ngành giáo dục Tiên Yên cần có kế hoạch phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những giáo viên trẻ, có năng lực để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ CBQL trường trường tiểu học và THCS của huyện.

Số CBQL tuổi trên 45 có 22 người, chiếm tỷ lệ 42,3%. Đây là lực lượng có nhiều kinh nghiệm quản lý nhưng thường có sức khoẻ yếu, ngại tiếp thu cái mới, hay bảo thủ và chủ quan. Lực lượng CBQL nhiều tuổi cần được quan tâm, động viên thường xuyên và kịp thời để họ tiếp tục đem hết khả năng, kinh nghiệm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đồng thời dìu dắt lớp trẻ ngày càng vững vàng hơn trong công tác quản lý.

Trong số 52 CBQL có 37 CBQL nữ, chiếm tỷ lệ 71,1%. Tỷ lệ trên chứng tỏ sự quan tâm của các cấp đối với công tác cán bộ nữ trong những năm qua và cũng là điều phấn khởi vì năng lực, trình độ quản lý của cán bộ nữ được nâng cao, được đồng nghiệp giáo viên tin tưởng và quý mến.

+ Thâm niên công tác

Bảng 2.8: Thâm niên công tác

Cấp học Tổng số CBQL

Thâm niên quản lý

< 5 năm < =10 năm > 10 năm

TH 31 5 2 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cộng 52 8 3 41

Từ thống kê ở bảng trên cho thấy số CBQL có thâm niên trên 10 năm là 41 người, chiếm tỷ lệ là 78,8%. Đây là lực lượng quản lý đã có nhiều năm công tác, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý ở các trường phổ thông huyện Tiên Yên. Đội ngũ này ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ, còn phải có trách nhiệm hướng dẫn, dìu dắt, động viên lực lượng CBQL trẻ và đội ngũ cán bộ nhiều tuổi cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Lực lượng CBQL trẻ có thâm niên quản lý dưới 5 năm có 8 người, chiếm tỷ lệ 15.3%. Số cán bộ này kinh nghiệm quản lý chưa nhiều nhưng rõ ràng họ là những người có tố chất, mới được đề bạt, rất nhiệt tình, hăng say trong công việc. Nếu được bồi dưỡng, động viên tốt, họ sẽ phát huy hết sức mình và sẽ nhanh chóng trưởng thành.

Lực lượng CBQL từ 5 năm đến 10 năm có 3 người, tỷ lệ 5,7%. Lực lượng này hết sức năng động, sáng tạo, dễ tiếp thu, ủng hộ những đổi mới, cải tiến trong công tác. Hiện nay trong công tác cán bộ chúng ta đang hết sức chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ trẻ nhằm trẻ hoá đội ngũ CBQL. Những đối tượng này cần được quan tâm để chất lượng đội ngũ CBQL ngày càng cao hơn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trong thời kỳ mới.

+ Trình độ chuyên môn Bảng 2.9: Trình độ chuyên môn Cấp học Tổng số CBQL

Trình độ chuyên môn Năng lực chuyên môn Đại học Cao đẳng Trung học Giỏi Khá TB

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TH 31 12 17 2 17 13 1

THCS 21 10 11 15 6

Cộng 52 22 28 2 29 18 5

Từ số liệu bảng trên cho thấy với trình độ chuyên môn, đội ngũ CBQL các trường tiểu học và THCS huyện Tiên Yên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Đây là một yêu cầu cơ bản, rất quan trọng đối với lực lượng quản lý. Tuy đạt chuẩn nhưng số lượng CBQL ở trình độ trung học sư phạm vẫn còn 02 đồng chí ở cấp tiểu học, họ cần phải tiếp tục học để nâng cao trình độ, bởi giáo viên được tuyển dụng trong những năm gần đây đều có trình độ cao đẳng hoặc đại học.

Là CBQL giáo dục, trước hết, phải có trình độ, năng lực chuyên môn đạt khá trở lên. Có như vậy, khi chỉ đạo công tác chuyên môn - nhiệm vụ cơ bản nhất của người quản lý mới thuận lợi. Theo thống kê đánh giá về năng lực chuyên môn đối với CBQL các trường phổ thông thuộc Phòng Giáo dục thì vẫn còn 9.7% cán bộ có năng lực chuyên môn ở mức trung bình. Đây là điều rất đáng phải suy nghĩ và cần quan tâm. Người CBQL có trình độ chuyên môn giỏi sẽ chỉ đạo tốt công tác chuyên môn, từ việc xây dựng kế hoạch, thực hiện chương trình, góp ý, đánh giá xếp loại giáo viên trong trường đến việc cải tiến, tiếp thu các phương pháp dạy học mới...

+ Nghiệp vụ quản lý Bảng 2.10: Nghiệp vụ quản lý Cấp học Tổng số CBQL

Trình độ quản lý Năng lực quản lý Giáo dục Nhà nƣớc Chƣa qua ĐT Tốt Khá TB

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

THCS 21 20 01 13 7 1

Cộng 52 49 03 32 14 6

Đa số đội ngũ CBQL trường trường tiểu học và THCS đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong tổng số 52 người đã có 49 người (chiếm tỷ lệ 94%) được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản lý giáo dục, không có CBQL nào có trình độ quản lý nhà nước. Thực tế cho thấy những CBQL đạt hiệu quả cao trong công tác, những trường học có thành tích vượt trội thì CBQL đều đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Tuy nhiên, để tăng cường và đổi mới công tác quản lý giáo dục, đội ngũ CBQL trường tiểu học và THCS c ần phải thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ chứ không phải chỉ cần qua một lớp bồi dưỡng hoặc đào tạo một lần, một khoá là không cần đi học nữa. Một bất cập mà bấy lâu nay chúng ta chưa giải quyết được là cán bộ thường được đề bạt, bổ nhiệm rồi mới được cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lý. Nguyên nhân chính là do chưa làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường tiểu học và THCS. Bởi nếu có quy hoạch, chúng ta sẽ chuẩn bị được đội ngũ CBQL kế cận, hạn chế tình trạng như hiện nay CBQL vừa làm, vừa học.

Về năng lực quản lý, theo đánh giá vẫn còn 6 người (chiếm tỷ lệ 11,5%) ở mức trung bình. Để đơn vị trường học đạt chất lượng giáo dục theo yêu cầu thì năng lực quản lý của cán bộ phải từ khá trở lên. Như vậy, số CBQL này cần phải được xem xét kỹ về nhiều mặt: nếu chưa có kinh nghiệm, chưa qua đào tạo bồi dưỡng thì cần được đưa đi học; nếu vì lý do sức khoẻ, điều kiện gia đình không đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ hoặc không phát huy được năng lực thì cần phải có những biện pháp giải quyết phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những năm gần đây ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Yên hết sức quan tâm đến việc mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL các trường tiểu học và THCS . Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý theo kế hoạch đã xây dựng hoặc theo các chuyên đề (thường trong dịp hè) cho CBQL trường tiểu học và THCS .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)