Những điều kiện thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 91)

- Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

3.1.1.3. Những điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này đạt kết quả cao cần có quan điểm xuyên suốt, sự ăn khớp trong chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp đồng bộ giữa các cấp lãnh đạo: Huyện ủy, UBND huyện, phòng Giáo dục và các trường học trong huyện theo hướng rõ trách nhiệm của mỗi bộ phận và tăng cường phân cấp theo quy định, cấp trên không làm thay cấp dưới. Nếu sự lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp này không tốt sẽ hạn chế rất nhiều tới kết quả, hiệu quả của việc tổ chức thực hiện luân chuyển CBQL trường học.

Trước tiên, phải nói tới quan điểm: Trong điều kiện hiện nay, khi Đảng và Nhà nước đang có chủ trương tăng cường đổi mới và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý thì việc tổ chức thực hiện luân chuyển CBQL giáo dục trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Cùng với các biện pháp khác thì luân chuyển CBQL trường học là biện pháp tích cực góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ. Vì vậy, công tác này phải được coi là nhiệm vụ chung của hệ thống chính trị, trong đó Huyện ủy, UBND huyện, Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện và phòng Giáo dục là những tổ chức trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quán triệt, học tập những nội dung về LCCB cho cán bộ, đảng viên và đội ngũ giáo viên và CBQL ngành giáo dục. để có quan điểm, nhận thức đúng và đầy đủ về luân chuyên cán bộ. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đúng tới công tác giám sát, kiểm tra thực hiện và có chính sách, chế độ hỗ trợ, động viên để cán bộ luân chuyển có động lực phấn đấu thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Thực tế cho thấy, địa phương nào lãnh đạo quan tâm chỉ đạo, chăm lo giải quyết tốt chế độ chính sách đối với CBQL trường học, quan tâm tới công tác cán bộ thì việc tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ trường học thu được kết quả tốt và chất lượng đội ngũ được nâng lên rõ rệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra, huyện và ngành cần xây dựng đề án quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, đánh giá… CBQL trường học một cách thật khoa học, cụ thể và sát thực; Tăng cường đầu tư thích đáng và chăm lo đúng mức cho giáo dục, có như vậy việc tổ chức thực hiện luân chuyển CBQL trường học mới thuận lợi và đạt hiệu quả.

Một điều kiện nữa không thể không nhắc đến đó là vấn đề về cơ chế quản lý hiện nay, trong đó trọng tâm là vấn đề phân cấp quản lý. Do không quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền nên một số phòng, ban của huyện chỉ có chức năng phối hợp nhưng lại can thiệp quá sâu vào công tác cán bộ của ngành giáo dục. Chính điều này làm cho ngành không chủ động trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ, ảnh hưởng đến việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL trường học. Muốn thực hiện tốt việc này cần phải thực hiện phân cấp mạnh hơn và quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan liên quan, cơ chế phối hợp từ đó tạo được một cơ chế quản lý rõ ràng, phù hợp giữa các cấp, các ngành có liên trong công tác tổ chức cán bộ.

Việc thực hiện biện pháp này cần cả quá trình cố gắng không phải chỉ của riêng ngành giáo dục mà cần có sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành huyện. Hy vọng rằng với nỗ lực chung, việc tổ chức thực hiện LCCB sẽ thu được kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học của huyện.

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)